Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Bí kíp giúp du học sinh thoát khỏi cô đơn, bí kíp thoát khỏi kiếp FA

Những bí kíp dưới đây sẽ giúp bạn đón nhận nỗi cô đơn và tiễn biệt nó một cách dễ dàng nhất.

Với rất nhiều người trong chúng ta, hai chữ cô đơn gợi lên một cảm giác sợ hãi. Khi đi du học, cái cảm giác một mình nơi đất khách quê người khiến chúng ta chạnh lòng, cô đơn. Đó có thể là sự buồn chán, bị cô lập, hay nỗi sợ phải đối mặt với chính mình. Vì một số lý do, nhiều người đánh đồng việc ở một mình hay cô đơn mang cảm giác cô độc. Tuy nhiên, hai khái niệm này là khác hẳn nhau.

Cần phải khẳng định rằng, sự cô đơn là một phần bình thường trong cuộc sống con người. Nếu cô đơn là trạng thái vật lý khi con người ở một mình thì cô độc lại là cảm giác mang tính tiêu cực và đau đớn. Vào một thời điểm nhất định nào đó, chúng ta cảm thấy cô đơn, nhưng khi trạng thái này trở thành mãn tính sẽ rất dễ trở thành một dạng bệnh lý - cô độc. Những người “khỏe” về mặt tinh thần sẽ đối phó với nỗi cô đơn bằng cách giải quyết nó, còn người “không khỏe” lại tự nhấn chìm mình vào trạng thái này. Tính cách cũng là yếu tố quan trọng khi đối mặt với nỗi cô đơn. Người hướng ngoại dường như khó thích nghi hơn khi đứng trước nỗi cô đơn hay phải ở một mình. Ngược lại, người hướng nội không có phản ứng quá gay gắt khi đối mặt với nỗi cô đơn. Vậy làm thế nào để đón nhận và học cách “yêu” nỗi cô đơn trước khi nó biến bạn thành một “F.A trong tâm hồn”?

1. Xem xét nguyên nhân cốt lõi của sự cô đơn

Hãy dành thời gian tự hỏi mình xem sự khó chịu và nỗi cô đơn này đến từ đâu. Nó có thực sự là nỗi cô đơn hay không? Theo các nhà nghiên cứu, nỗi cô đơn thường xuất phát từ một trải nghiệm khó khăn hay một ký ức buồn trong quá khứ. Để thực sự hiểu được tại sao “ở một mình” lại khó chịu đến vậy, bạn cần nhận ra rằng cảm xúc đó đến từ đâu. Nhận thức được điều này sẽ giúp bạn đối mặt với nỗi cô đơn đó dễ dàng hơn.

2. Dũng cảm đối mặt với khó khăn và 'vượt mặt' nó

Nhà tâm lý học Rosenberg cho rằng, khi đứng trước bất cứ vấn đề khó khăn nào, bạn cần phải dũng cảm đối mặt với nó và 'thẳng tiến'. Điều này được so sánh với việc “nhảy vào hồ bơi dù bạn biết nước rất lạnh”. Mọi người đều biết rằng, sau khi nhảy xuống hồ nước, dần dần bạn sẽ không cảm thấy lạnh nữa. Do vậy, lời khuyên của các chuyên gia đưa ra, dù gặp cú sốc gì, bạn cần phải tự nhủ rằng đó chỉ là việc thoáng qua và bạn hoàn toàn có thể vượt qua nó. Khi đó, bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

Tản văn: Cô đơn là món quà để trưởng thành : Sống giá trị

3. Tìm kiếm một sở thích mới

Những người sợ cô đơn hầu hết đều cảm thấy chán nản hơn khi ở một mình. Để khắc phục điều này, bạn cần hướng suy nghĩ của mình đến các thói quen và sở thích mới. Các nhà tâm lý khuyên người sợ cô đơn nên tìm những hoạt động có thể thu hút sự chú ý, truyền cảm hứng sáng tạo và khuấy động trí tưởng tượng dù cho họ có làm việc này một mình đi nữa. Điều này mới đầu có thể khó khăn nhưng khi bạn tìm được đúng sở thích, bạn sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi.

4. Làm sâu sắc thêm các mối quan hệ

Điều này có vẻ hơi ngược đời nhưng việc có những mối quan hệ sâu sắc lại giúp bạn đứng vững hơn khi ở một mình. Rosenberg cho rằng, cảm giác có một người bạn thực sự đáng tin cậy sẽ giúp giải quyết vấn đề bằng một trong hai cách. Một là bạn thực sự có thể gọi họ khi bạn cô đơn. Hai là cảm giác có một người luôn sẵn sàng nhận điện thoại sẽ khiến bạn thậm chí không cần gọi điện nữa. Một khi bạn biết rằng, có một người sẽ “luôn ở đó”, bạn sẽ thấy bớt cô đơn hơn dù có ở một mình đi nữa.

5. Thay đổi địa điểm quen thuộc

Một chuyến du lịch vài ngày, tìm tòi một quán cà phê mới, đi mua sách... sẽ giúp bạn phần nào quên đi nỗi cô đơn. Và khi bạn làm điều này, thời gian sẽ trôi nhanh hơn và bạn cũng cảm thấy thoải mái hơn.

6. Tìm sự giúp đỡ khi cảm thấy quá khó khăn

Sau khi đã thực hiện tất cả những bước trên, nếu bạn thấy sự khó chịu hay nỗi cô đơn này không chỉ là nhất thời mà thực sự kéo dài thì đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ. Theo nhà tâm lý học Rosenberg, điều trị tâm lý là một trong những cách tốt nhất để giải quyết nỗi cô đơn mãn tính hay cảm giác cô độc, tránh bị suy nhược và tổn hại đến sức khỏe. Bằng cách nói chuyện về cuộc sống và cảm xúc, bạn có thể tìm thấy được niềm vui trong cuộc sống. Biết đâu, bạn lại nhận ra được những lợi ích không ngờ của sự cô đơn.

https://ift.tt/3dCLHLD

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Tổng hợp những kiểu người nào thì không nên đi du học?

Nếu bạn là một trong số những kiểu người nêu ở dưới đây, thì tốt hơn hết là hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định đi du học.

"Con nhà lính, tính nhà quan"

Chuyện những du học sinh đi học phải sống cực khổ, làm chui kiếm sống, ngủ gật trên lớp do đi làm khuya không phải là điều gì xa lạ. Tại sao họ lại khổ thế?

Không có sự chuẩn bị về tài chính mà đi du học giống như một người đi du lịch bình dân nhưng chọn ở khách sạn 5 sao và kêu đắt vậy. Đã là du học sinh thì phải đi làm thêm nhưng làm thêm một cách cực khổ, đến mức thiếu ngủ, học bài không được thì lỗi là ở bạn.

Đa phần những người than cơ cực thường là những người hầu như không bao giờ tìm hiểu về vấn đề tài chính trước khi đi. Có những gia đình sắp gửi con đến một quốc gia xa lạ, cách Việt Nam hàng chục ngàn cây số nhưng lại không tìm hiểu rõ chi phí ăn như thế nào, không hề biết xứ mình đến có đồ gì rẻ, đồ gì là đắt. Họ chỉ gọi chung chung cái nơi mình đến là "nước ngoài".

Những kiểu người nào thì không nên đi du học? - Ảnh 1.

Những du học sinh sống thoải mái nhất ở nơi đất khách một số là nhờ tài chính gia đình mạnh, còn lại đều phải lên kế hoạch kỹ lưỡng. Trong khi một số người như bị lạc lối và lên mạng hỏi những câu rất chung chung như: "Xin mọi người cho biết sống ở Úc so với ở Anh có mắc hơn không?" thì những người khác đã lên các trên web chuyên về so sánh chi phí sinh sống, đi lại… ở Sydney và Liverpool. Đó là thứ tạo nên sự khác biệt giữa người du học thành công và người sống khổ sở ở xứ người.

Bạn có quyền nuôi nấng ước mơ du học cho dù sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh không mấy khá giả. Nhưng dù thế nào thì tài chính vẫn là vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi tới quyết định du học.

"Tóc vàng hoe" về tất cả mọi thứ

Nếu không có đủ kiên nhẫn để đọc và tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về nơi mình tới, thì tốt nhất đừng đi du học. Dù cùng ở Mỹ nhưng California khác hoàn toàn Texas từ vấn đề việc làm, lương tối thiểu cho tới đồ ăn. Lyon thì rất khác Paris về mặt văn hóa dù cùng thuộc đất Pháp.

Do không tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng về tinh thần để thích nghi ở nơi ở mới hậu quả là nhiều người du học sinh qua đến nơi cảm thấy lạc lõng, cảm thấy không gần gũi với người bản địa. Lâu dần họ tự cô lập mình, chỉ chơi với nhóm người Việt Nam, không tiếp xúc mấy với người địa phương. Đó là lý do tại sao nhiều người đi du học nhiều năm nhưng vẫn không rành văn hóa người bản địa, không cảm thấy thuộc về nơi này và tâm trạng buồn rầu.

Những kiểu người nào thì không nên đi du học? - Ảnh 2.

Ngoài ra có một số bạn đánh giá thấp về những khó khăn sẽ gặp lúc đi du học, không tính toán kỹ về lối sống, sinh hoạt nên lúc qua đến nơi thì cảm thấy đuối khi gặp vấn đề. Có người thích đi du học nhưng chỉ biết đến những cái hào nhoáng, những cái bề ngoài mà bỏ qua những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của mình như đồ ăn, các chi phí thuê nhà, đi lại. Có người từng rất hào hứng đi du học, rồi sang đúng 1 tuần thì về vì kêu ăn uống không hợp, sống không hợp.

Cứ đi học đã, việc đi làm tính sau!

Có những người đi du học xong thì rất vất vả do không kiếm được việc làm ở nơi đó, một số trốn lại để bám trụ, số khác đành ngậm ngùi bỏ về. Mỗi quốc gia có một yêu cầu riêng cho ngành nghề được cấp thị thực. Nếu bạn muốn được ở lại, bạn phải học đúng ngành nghề họ cần.

Những kiểu người nào thì không nên đi du học? - Ảnh 3.

Hiện nay đa số du học sinh Việt Nam qua nước ngoài học toàn học các ngành họ học được chứ không phải ngành quốc gia đó cần, dẫn tới hệ quả tất yếu là thất nghiệp sau khi ra trường. Ví dụ như ở Úc đang rất cần nhân lực về khoa học máy tính, công nghệ thông tin, kỹ sư, thì người Việt qua học phần lớn là học tài chính, kế toán, quản trị doanh nghiệp, những ngành dễ học và phổ biến. Hậu quả là rất nhiều người chật vật để ở lại Úc hoặc phải dùng những biện pháp bất hợp pháp để được ở lại. Đối với những ai mong kiếm việc làm nhưng đành phải về nước, do chính sách hay là do ngành học của bạn bị dư thừa, thực là lãng phí thời gian, công sức.

Bạn đi du học vì bố mẹ thích vậy

Đây là nguyên nhân rất rất lớn dẫn đến sự khổ sở của du học sinh. Rất nhiều người trẻ khi đi nước ngoài học là đi theo ý phụ huynh, đi vì bạn của bố mẹ cũng có con đi, hoặc vì các bậc phụ huynh muốn con cái "đổi đời".

Hậu quả là họ không thực sự bỏ công sức để tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ, cả về mặt tài chính lẫn tâm lý trước khi đi. Tệ hơn là có gia đình bắt con đi du học dù con cái không muốn hoặc không suy xét về năng lực của con, mà cứ ép con mình đi với suy nghĩ ngây ngô rằng: "Qua đó ở môi trường tốt hơn nó sẽ tốt hơn. Cho nó tự lập." Hậu quả của việc này là đứa trẻ bỏ bê việc học, hoặc do thiếu sự chăm sóc gia đình mà bị trầm cảm, phát triển tâm lý lệch lạc.

Ngoài ra do ỷ lại vào bố mẹ nên khi đi ra nước ngoài gặp chuyện khó khăn, người học sẽ rất khó xử lý tình huống và rất vất vả, như nhà ở không ưng ý phải chuyển nhà, đổi trường, bị bệnh do không hợp khí hậu.

Vậy nếu bạn không thực lòng mong muốn, thì hãy mạnh dạn nói "không" ngay cả khi bố mẹ nài ép.

 

https://ift.tt/3fMMxH4

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Việt Nam xuất 450.000 bộ đồ bảo hộ sang Mỹ

Chuyến hàng thứ nhất trong số hai lô với hơn 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont được sản xuất tại Việt Nam rời Hà Nội ngày 7/4 để đến Mỹ.

Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh Mỹ đã ký hợp đồng với hãng chuyển phát nhanh FedEx để nhanh chóng chuyển giao các bộ đồ cho Kho Dự trữ Chiến lược Quốc gia Mỹ, nhằm giải quyết nhu cầu khẩn cấp của nhân viên y tế Mỹ, theo thông cáo hôm nay của đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam.

Chuyến hàng này sẽ giúp bảo vệ các nhân viên y tế làm việc trên tuyến đầu chống Covid-19 tại Mỹ và chứng minh cho sức mạnh của quan hệ đối tác Việt – Mỹ”, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink nói.

 

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm nCoV ở Chicago, Mỹ ngày 8/4. Ảnh: Reuters.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm nCoV ở Chicago, Mỹ ngày 8/4. Ảnh: Reuters.

Kể từ đầu khủng hoảng Covid-19, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đã hợp tác với các quan chức Việt Nam để theo dõi và ứng phó với tình hình dịch bệnh.

Đại sứ Kritenbrink cho biết trong 20 năm qua, Mỹ đã đầu tư hơn 706 triệu USD hỗ trợ y tế cho Việt Nam và trong thập kỷ qua đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính đáng kể để ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với các bệnh truyền nhiễm mới và nghiêm trọng. “Mối liên hệ giữa giới chức y tế Mỹ và Việt Nam đã trở thành công cụ khi chúng ta cùng nhau chống lại dịch bệnh này”, ông nói thêm.

USAID hồi cuối tháng ba thông báo hỗ trợ Việt Nam 2,9 triệu USD nhằm giúp phát triển hệ thống phòng thí nghiệm, tăng cường phát hiện ca nhiễm và giám sát dựa vào sự kiện (phát hiện và xác minh sự kiện có nguy cơ gây dịch bệnh) để ứng phó nhanh chóng và kiềm chế lây lan.

Covid-19 xuất hiện tại 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 1,4 triệu người nhiễm, hơn 83.000 người qua đời và 309.000 người bình phục. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 400.000 ca nhiễm và gần 13.000 người qua đời.

Phương Vũ – Vnexpress

https://ift.tt/37mowUk