Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Những cách giúp bạn xin visa định cư tại Canada

Điều kiện định cư Canada theo 4 diện ưu tiên: diện đầu tư, diện tay nghề, diện đoàn tụ gia đình, diện du học. Cách xin visa định cư tại Canada.

1. Điều kiện định cư Canada diện đầu tư
Định cư Canada diện đầu tư một chương trình định cư nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trên toàn thế giới có ý định định cư lâu dài tại Canada.

Điều kiện tiên quyết để sở hữu visa định cư Canada theo diện đầu tư đó là nhà đầu tư cần chứng minh được tính hợp pháp của số tiền đầu tư trị giá 1.000.000USD cũng như tài sản cá nhân phải đạt mức 1.600.00 để đảm bảo cuộc sống tại quốc gia này.

2. Điều kiện định cư Canada diện du học

Để sở hữu visa sang Canada theo diện du học, bạn cần phải có đủ điều kiện để tham gia các chương trình du học đến đất nước Canada. Trong suốt quá trình học tập tại quốc gia này, nếu bạn có ý định định cư tại Canada lâu dài, bạn phải thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Có kinh nghiệm làm việc từ 6 tháng trở lên tại Canada trong suốt quá trình học tập

+ Ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc lành nghề, chuyên môn, hoặc kỹ thuật ở Canada.

+ Hiện nay, có 7 tỉnh bang tạo điều kiện định cư Canada cho du học sinh sau khi học có thể định cư tại đây: Quebec, Ontario, British Columbia, Alberta, Manitoba, Nova Scotia, Newfoundland và Labrador.

Xem thêm: Du học sinh tại Canada và bài toán chi phí sinh hoạt

3. Điều kiện dịnh cư Canada diện tay nghề Skilled Worker

Hay còn được biết đến với tên gọi khác là định cư Canada diện tay nghề, đây mà một chương trình định cư được chính phủ Canada tạo ra với mục đích thu hút nguồn lao động có tay nghề cao trên toàn thế giới đến với đất nước này. Trong đó , người lao động có ý định định cư Canada theo diện tay nghề cần phải đáp ứng được các điều kiện:

-Được nhận vào làm việc chính thức tại Canada.

-Có kinh nghiệm ít nhất một năm trong số danh mục các nghề mà Canada chấp thuận.

-Khả năng tài chính phải đủ trang trải cuộc sống theo số người trong gia đình.

4. Điều kiện định cư Canada diện đoàn tụ gia đình
Nếu vợ/chồng/con cái bạn đang mang quốc tịch Canada và có thẻ thường trú tại Canada, gia đình bạn hoàn toàn có thể xin định cư Canada diện đoàn tụ gia đình.

Để có thể xin được visa định cư diện đoàn tụ gia đình, người bảo lãnh phải đáp ứng được các điều kiện dưới đây:

+ Cam kết tài chính: tức là bạn phải chứng minh được nguồn tài chính, thu nhập đủ mạnh để có thể bảo lãnh cho người thân sang Canada.

+ Số thu nhập của bạn phải đảm bảo được cho vợ/ chồng, con cái liên tục trong 3 năm sinh sống tại Canada.

+ Có khả năng bảo trợ tài chính cho con cái liên tục trong vòng 10 năm.

Xem thêm các thông tin tư vấn định cư Canada

Sưu tầm và tổng hợp

https://ift.tt/2uZjL17

Sứ quán Mỹ thông tin thêm việc ngừng cấp một số thị thực cho công dân Việt Nam

Ngày 22.3, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội trả lời câu hỏi của Lao Động về việc Mỹ ngừng cấp một số loại thị thực với công dân Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của Lao Động về việc Mỹ tạm dừng việc cấp thị thực định cư theo diện đầu tư ER5 (bao gồm I5 và R5) và theo diện làm việc cho tôn giáo SR đối với công dân Việt Nam từ ngày 23.3.2018, ông Pope Thrower, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết, hai chương trình này hết hạn trên toàn thế giới và không hướng đến một quốc gia cụ thể nào, trong đó có Việt Nam. Việc hết hạn này cũng không ảnh hưởng tới các phân loại thị thực di dân hay không di dân khác.

Theo nghị quyết ngày 9.2 do Quốc hội Mỹ thông qua, chương trình di dân đặc biệt dành cho người lao động trong lĩnh vực tôn giáo ngoại trừ nhà truyền giáo hết hạn vào ngày 23.3.2018. Sau nửa đêm ngày 22.3.2018, sẽ không có thêm thị thực SR được cấp ở nước ngoài hay hành động cuối cùng về điều chỉnh trạng thái.

Nghị quyết này cũng gia hạn chương trình thí điểm đầu tư di dân tới ngày 23.3.2018. Sẽ không có thêm thị thực I5 và R5 được cấp ở nước ngoài hay hành động cuối cùng về điều chỉnh trạng thái sau ngày 23.3.2018.

"Dù chúng tôi không thể đoán trước về hoạt động lập pháp của Quốc hội, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cập nhật về chính sách thị thực tại trang web của Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Mỹ và trên trang travel.state.gov. Vui lòng truy cập trang web của chúng tôi để xem thông tin mới nhất về thị thực" - người phát ngôn cho biết.

VÂN ANH

https://ift.tt/2vexikF

Gia Hạn Visa Mỹ – Con Dao Hai Lưỡi Cho Đương Đơn

Hình thức gia hạn Visa Mỹ (US.Visa renewal) được áp dụng vào khoảng giữa tháng 6 năm 2010 nhằm giảm tải cho nhân lực tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán tại Việt Nam, cũng như bớt số lượng ứng viên đến phỏng vấn (từ thứ 2 đến thứ 6 có khoảng 200 ứng viên dự phỏng vấn mỗi ngày). Đương đơn có thể xin gia hạn Visa Mỹ qua đường bưu điện (EMS) nếu thỏa mãn tất cả điều kiện yêu cầu.

Phần lớn những người đã từng xin Visa Mỹ (dù đạt hay không đạt Visa) vẫn luôn “ấn tượng” và hơi “lạnh người” khi tham dự buổi phỏng vấn trực tiếp với các Viên chức Lãnh sự. Sự vất vã của họ từ viêc canh ngày phỏng vấn trên hệ thống để chọn ngày phù hợp; việc hoàn tất các hồ sơ cần thiết và chuẩn bị những câu hỏi dự kiến; khung cảnh xếp hàng và chờ đợi… luôn làm cho các ứng viên thấy bất tiện và căng thẳng.

Đa số các ứng viên bị mất bình tĩnh và luống cuống khi phải trả lời những câu hỏi trước các Viên chức Lãnh sự, người có quyền cấp hoặc từ chối Visa của mình bằng cảm tính trong thời gian ngắn ngủi. Buổi phỏng vấn làm mất nhiều “năng lượng” của các ứng viên trong việc chuẩn bị thời gian, hồ sơ, tinh thần…Tựu trung hầu hết không ai thích buổi phỏng vấn xin Visa Mỹ.

Với chương trình gia hạn Visa Mỹ, ứng viên khi xin lại Visa mới (Visa củ hết hạn) có thể xin gia hạn Visa qua đường bưu điện. Họ sẽ thấy đơn giản, “khỏe” hơn về thời gian và tinh thần khi không cần phải lo lắng, chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.

GIA HẠN VISA MỸ - LÝ DO TỪ CHỐI PHỔ BIẾN

Gia hạn Visa Mỹ qua đường bưu điện tuy “khỏe” hơn việc phỏng vấn trực tiếp, nhưng không ít đương đơn bị từ chối Visa với lý do đã cư trú ở Mỹ quá lâu so với thời hạn xin trong đơn xin thị thực không di dân (DS160).

Nhiều đương đơn cứ nghĩ khi nhập cảnh vào Mỹ, viên chức hải quan đóng con dấu vào hộ chiếu cho phép lưu trú hợp pháp tại Mỹ 6 tháng, tức là họ sẽ mặc nhiên được ở 6 tháng. Và thế là họ cảm thấy “hối hận” khi đã đổi vé chiều về vì muốn được ở Mỹ lâu hơn.

Một đương đơn đã 80 (sinh năm 1933) sau khi nộp hồ sơ xin gia hạn Visa phải chờ 15 ngày mới nhận được thông báo (qua điện thoại) gọi lên phỏng vấn, giải trình về việc lần gần nhất ở Mỹ quá lâu (4 tháng so với 2 tháng xin trong DS 160), cuối cùng vị khách cao niên này không được cấp Visa. Tuy nhiên sau đó 1 năm ông đi phỏng vấn lại và được cấp Visa sau khi trình bày lý do của “sự cố” lần trước.

GIA HẠN VISA MỸ – RỦI RO THƯỜNG GẶP

Xét khách quan, chương trình gia hạn Visa Mỹ làm cho rất nhiều đương đơn Việt Nam thấy vui. Tuy nhiên bên cạnh sự “tiện nghi” và ưu điểm của chương trình gia hạn Visa này, những rủi ro xảy ra cho đương đơn mà họ không nắm rõ cũng như không hề hay biết trong khi chờ đợi kết quả Visa của mình. Ngoài những trường hợp được nêu trên, vấn đề thời gian đợi chờ cũng là nỗi lo.

Thời gian phỏng vấn thông thường khoảng 2-5 phút (tùy theo trường hợp). Đương đơn sẽ biết được kết quả (đậu hoặc rớt) ngay trong buổi phỏng vấn của mình. Nếu phỏng vấn thành công, sau 2 ngày Visa sẽ được gửi về tận nhà theo đường bưu điện.

Chương trình gia hạn Visa Mỹ yêu cầu đương đơn phải cung cấp hộ chiếu và không sử dụng nó từ 6 đến 8 ngày làm việc. Trong thời gian này đương đơn chỉ chờ kết quả và…chờ kết quả.

Trong khi chờ, đương đơn đều không biết tình hình chính xác cho tới lúc nhận được hộ chiếu có dán Visa mới, hoặc thông tin phản hồi từ Lãnh sự qua Email đăng ký. Không phải ai cũng nhớ theo dõi Email để nắm tình trạng Visa cuả mình, chưa nói đến Email bị lỗi không nhận được thư đến. Có trường hợp đương đơn đợi hơn 10 ngày mà vẫn chưa nhận được Visa, kiểm tra Email không thấy thông tin từ Lãnh sự, khi gọi điện lên bộ phận hỗ trợ, đương đơn được thông báo cần phải bổ túc vài hồ sơ cần thiết cho Lãnh sự, và thông báo này đã được gửi cho đương đơn qua Email 1 tuần trước???

GIA HẠN VISA MỸ - “ĐÚNG NGƯỜI ĐÚNG VIỆC”

Chương trình gia hạn Visa qua đường bưu điện rất hay, đem lại sự tiện lợi cho các đương đơn xin Visa Mỹ; nhưng không phải đối tượng, đương đơn nào cũng phù hợp với việc gia hạn này. Trước khi nộp hồ sơ gia hạn Visa cho Lãnh sự, đương đơn cần xem kỹ các điều khoản yêu cầu. Nếu đáp ứng được các tiêu chí đó và lần vào Mỹ gần nhất của đương đơn không vượt quá thời gian xin đi trong DS 160 (không nên vượt gấp đôi), đương đơn tự tin nộp hồ sơ.

Những đương đơn cư trú vượt quá thời gian xin đi trong DS 160 (thông thường gấp đôi), theo các chuyên gia, thì không nên nộp hồ sơ xin gia hạn Visa qua đường bưu điện. “Họ nên đến phỏng vấn trực tiếp để có cơ hội phân tích, giải trình cho Viên chức Lãnh sự hiểu rõ sự cư trú quá lâu tại Mỹ đồng thời kèm theo những chứng từ cho thấy mình không có chủ đích làm vậy.” (Cựu viên chức lãnh sự Mỹ).

Không ít đương đơn phải chờ đợi kết quả gần nữa tháng, mới nhận được thông báo không thể cấp Visa qua đường bưu điện??? Họ vừa bị mất thời gian chờ đợi mà không được ích gì!!!

https://ift.tt/2LCiRC9

Du Học Định Cư, Nên Hay Không Nên?

Ở Việt Nam, rất nhiều phụ huynh sẵn sàng chi tiền tỷ cho con đi du học. Tuy nhiên một câu hỏi vẫn còn là nỗi trăn trở với nhiều gia đình, có nên hay không định cư bằng con đường du học?

Du Học định cư - Cơn sốt chưa hạ nhiệt

Chính phủ New Zealand vừa công bố số người đạt visa diện tay tay nghề trung bình trong 10 năm qua là 78%. Số người định cư tại Canada và Mỹ tăng 3 lần so với năm 2016. Có thể thấy làn sóng nhập cư vào các nước phát triển chưa bao giờ hạ nhiệt và có chiều hướng tăng chóng mặt, và không ít trong số đó là các du học sinh. Theo nghiên cứu và khảo sát của Prospero Consulting (Canada), hơn 90% những người có ý định du học, hoặc đang du học tại Canada đều hướng đến mục tiêu làm việc và định cư. Những quốc gia phát triển khác như Úc, Newzealand, và Mỹ cũng có tỷ lệ du học định cư tương tự. Như vậy, có nên đầu tư tiền bạc và thời gian để sở hữu tấm vé định cư qua con đường mà hàng ngàn người hiện nay đang chọn: Du Học?

Du học định cư - Nhận được vô vàn lợi ích

Khi đã trở thành công dân tại các nước phát triển, chúng ta chắc chắn nhận được rất nhiều phúc lợi từ xã hội, chính phủ và các chính sách không khác gì những công dân khác tại nước sở tại.

Tại Canada, trẻ em từ 5 tuổi đến 18 tuổi sẽ được miễn học phí hoàn toàn.
Tại Newzealand, trở cấp thất nghiệp từ 100$ đến 600$/ tuần tùy thuộc vào diện và hạng mức trợ cấp.
Người già và trẻ em đều được hưởng lợi ích từ các chính sách xã hội.
Bên cạnh đó, giáo dục và y tế của các quốc gia này đều thuộc tiêu chuẩn hiện đại và tiên tiến nhất thế giới. Người dân yên tâm vào các cơ sở hạ tầng hiện đại và sạch sẽ. Chính sách xã hội tốt, quyền con người được nâng cao tới mức tối đa, con người cư xử văn mình hiện đại là những động lực khiến hàng trăm ngàn người nhảy vào con đường này.

Và du học chính là con đường tương đối an toàn nhất dành cho giới trung lưu. Ở tất cả các quốc gia, du học sinh sau khi tốt nghiệp đều có cơ hội để ở lại là việc. Và một khi đã có công việc, du học sinh có thể nộp đơn làm thường trú nhân và có cơ hội định cư tại đây. Một số quốc gia như Úc, Newzealand, sau khi tốt nghiệp còn có thêm 2 năm để tìm kiếm công việc. Canada thì dễ dàng hơn, một số bang ngoại ô Canada sẵn sàng cung cấp thường trú nhân nếu bạn đồng ý học tập và làm việc tại bang ấy trong vòng 3-5 năm. Như vậy, ngay khi còn ngồi ở giảng đường, bạn đã có thể nộp đơn xin làm thường trú nhân.

Vì sao đây là con đường ít rủi ro hơn cả. Trong trường hợp không xin được visa định cư vì một nguyên nhân khách quan nào đó, du học sinh vẫn sở hữu trong tay tấm bằng quốc tế để tìm kiếm công việc dễ dàng. Và nếu phải về nước, thì với tấm bằng quốc tế trong tay, vẫn có thể nuôi hy vọng quay lại nước đã học hoặc làm việc tại các nước khác.

Nhưng cũng không ít rủi ro

Những lợi ích khi trở thành công dân toàn cầu chắc chắn là không ít, vì thế thu hút hàng trăm ngàn du học sinh nộp hồ sơ định cư mỗi năm. Dĩ nhiên, cái gì cũng có rủi ro và chắc chắn rằng du học định cư là cuộc chơi không dành cho những người thiếu kiên nhẫn và tiền bạc.

Tài chính sẽ là vấn đề đầu tiên cần cân nhắc khi quyết định định cư bằng con đường du học. Du học đã tốn một khoản chi phí không nhỏ, nhưng đã định cư thì phải xác định tốn gấp 2 thậm chí gấp 3 lần Trong điều kiện không thuận lợi, du học sinh sau khi tốt nghiệp vẫn chưa kiếm được việc làm, vẫn phải cố gắng bám trụ lại chứ không thể về nước. Lúc này, du học sinh vẫn phải cần tiền trợ cấp từ bố mẹ.
Kiên nhẫn và chịu khó là điều bắt buộc. Có thể sau khi tốt nghiệp phải làm công việc không thích, môi trường không thuận lợi, phải đi xa hoặc bị chèn ép tại chỗ làm, du học sinh cũng không được từ bỏ. Có công việc là điều bắt buộc để có cơ hội được làm thường trú nhân.
Để có công việc chắc chắn không chỉ phải hiểu rõ về ngôn ngữ và văn hóa. Nhiều bạn học sinh dù đã có bằng IETLS với điểm cao chót vót những vẫn bị shock văn hóa và ngôn ngữ khi học tập và làm việc tại các nước Anh, Mỹ, Canada. Để có nền tảng ngôn ngữ tốt, các học sinh cần tạo nhiều cơ hội học tiếng Anh và tiếp xúc với người nước ngoài nhiều nhất có thể khi còn ở Việt Nam. Bất kỳ sự chuẩn bị nào cũng cần có sự đầu tư lâu dài. Với kế hoạch dài hạn như định cư du học, các bạn bắt buộc phải có sự chuẩn bị thật kỹ.

Như vậy, có nên hay không định cư bằng con đường du học. Câu trả lời là có nếu các bạn đủ các điều kiện ở trên đặc biệt là điều kiện tài chính. Chúc các bạn có quyết định chính xác.

 

https://ift.tt/2vfJEsQ

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Kinh nghiệm vượt qua nỗi nhớ nhà “Homesick » cho du học sinh

Đi du học xa nhà luôn mang theo những háo hức của du học sinh, bên cạnh đó cũng sẽ là những nỗi nhớ nhà «Homesick ». Vậy vượt qua nỗi nhớ nhà thế nào Dưới đây là những kinh nghiệm giúp bạn vượt qua nỗi nhớ nhà:

  1. Hãy luôn bận rộn. Khi bạn đang chán nản hay cô đơn, hãy đưa ra một quyết định nhanh chóng. Hãy tích cực tham gia các hoạt động chung cùng với mọi người ở trường, và mặc dù lúc đầu bạn có thể chưa quen hoặc không tránh khỏi bị coi là ngờ nghệch khi tham gia các hoạt động này nhưng bạn đừng quá lo lắng về điều đó, vì bạn có thể gọi điện cho ai đó từ trường học của mình hoặc một tân du học sinh khác để cùng tham gia các hoạt động này cùng với bạn. Bạn có thể đi xem phim, đi nghe hoà nhạc hoặc đi uống cà phê.
  2. Hãy tập trung cho cuộc sống hiện tại của bạn. Hãy cất giữ những kỷ niệm của bạn. Dường như mọi người thường chỉ cố tỏ ra nhớ đến những điều tốt đẹp về đất nước mình.
  3. Luôn có những điều tốt đẹp và những điều chưa tốt ở xung quanh bạn. Hãy quan sát  cuộc sống hiện tại đang diễn ra xung quanh bạn, bạn sẽ nhận thấy và cảm nhận được những điều thú vị, những điều khác biệt, có những có điều tốt đẹp hơn và có cả những  điều không tốt. Đó mới là cuộc sống.
  4. Hãy nói chuyện một cách cởi mở với hàng xóm hoặc trò chuyện với những người bạn của bạn. Thỉnh thoảng hãy tâm sự với họ là bản thân bạn cảm thấy buồn chán và ít hứng thú với cuộc sống hiện giờ như thế nào. Tuy nhiên bạn chỉ nên nói điều đó với một thái độ binh thường, bỏi vì nếu bạn tỏ ra quá gay gắt hoặc quá bi quan về những gì bạn đang cảm thấy thì bạn sẽ bị cô lập và tách rời với những người xung quanh bạn.
  5. Hãy kết bạn. Cách tốt nhất là kết bạn với những người bạn mới để giao lưu, học hỏi và trò chuyện với họ. Hầu hết những người bạn mới gặp, đặc biệt là những bạn sinh viên cùng lớp học với bạn sẽ rất thân thiện và có hứng thú muốn kết bạn với bạn. Bởi vì chỉ riêng giọng nói khác biệt của bạn thôi cũng đã thu hút họ rồi. Bạn có thể chủ động làm quen và gọi điện trước cho họ, thay vì đợi họ gọi điện cho bạn.
  6. Tham gia các câu lạc bộ hoặc các đội thể thao. Tham gia các hoạt động chung ở trường học. Hoặc tham gia nhóm những người trẻ tuổi ở nhà thờ hoặc bạn có thể là tình nguyện viên dạy các bạn trẻ một kỹ năng nào đó mà bạn biết mà họ đang muốn học. Tham gia những hoạt động như thế này sẽ giúp bạn kết bạn dễ dàng hơn.
  7. Đừng suốt ngày chỉ ngồi trong phòng để viết thư về nhà. Một hoạt động mang tính tập thể sẽ giúp bạn vượt qua sự buồn rầu; và nhờ đó mà bố mẹ nuôi và những người bạn mới của bạn không phải băn khoăn và cố đoán biết về cách cư xử của bạn. Nếu bạn muốn một viết thư về những cảm nhận của mình thì hãy dành 1 ngày để đọc lại những điều đó trước khi gửi bức thư đó đi ( như vậy sẽ tốt hơn, hãy giữ thói quên viết nhận ký).

Lúc đầu bạn có thể cảm thấy buồn vì nhớ nhà nên tâm trạng không được vui nhưng sau này khi bắt đầu quen dần với cuộc sống mới, bạn sẽ thấy cuộc sống xung quanh sẽ hoàn toàn khác trước và rất thú vị.

Một số mẹo nhỏ giúp bạn:    

Không nên trao đổi thư từ quá nhiều với người thân trong tháng đầu tiên khi bạn mới sang, mà bạn nên dành nhiều thời gian của mình để khám phá cuộc sống mới của bạn. Vì nếu bạn dành quá nhiều thời gian trao đổi thư từ với bố mẹ và những người bạn thân thì điều này sẽ có ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của bạn vì bạn sẽ lúc nào cũng cảm thấy nhớ nhà. Hãy bỏ lại nỗi nhớ nhà phía sau để khám phá những điều thú vị về cuộc sống mới.

Chúc các bạn thành công và có một tương lai tương sáng!

https://ift.tt/2A7qwmm