Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Du Học Định Cư, Nên Hay Không Nên?

Ở Việt Nam, rất nhiều phụ huynh sẵn sàng chi tiền tỷ cho con đi du học. Tuy nhiên một câu hỏi vẫn còn là nỗi trăn trở với nhiều gia đình, có nên hay không định cư bằng con đường du học?

Du Học định cư - Cơn sốt chưa hạ nhiệt

Chính phủ New Zealand vừa công bố số người đạt visa diện tay tay nghề trung bình trong 10 năm qua là 78%. Số người định cư tại Canada và Mỹ tăng 3 lần so với năm 2016. Có thể thấy làn sóng nhập cư vào các nước phát triển chưa bao giờ hạ nhiệt và có chiều hướng tăng chóng mặt, và không ít trong số đó là các du học sinh. Theo nghiên cứu và khảo sát của Prospero Consulting (Canada), hơn 90% những người có ý định du học, hoặc đang du học tại Canada đều hướng đến mục tiêu làm việc và định cư. Những quốc gia phát triển khác như Úc, Newzealand, và Mỹ cũng có tỷ lệ du học định cư tương tự. Như vậy, có nên đầu tư tiền bạc và thời gian để sở hữu tấm vé định cư qua con đường mà hàng ngàn người hiện nay đang chọn: Du Học?

Du học định cư - Nhận được vô vàn lợi ích

Khi đã trở thành công dân tại các nước phát triển, chúng ta chắc chắn nhận được rất nhiều phúc lợi từ xã hội, chính phủ và các chính sách không khác gì những công dân khác tại nước sở tại.

Tại Canada, trẻ em từ 5 tuổi đến 18 tuổi sẽ được miễn học phí hoàn toàn.
Tại Newzealand, trở cấp thất nghiệp từ 100$ đến 600$/ tuần tùy thuộc vào diện và hạng mức trợ cấp.
Người già và trẻ em đều được hưởng lợi ích từ các chính sách xã hội.
Bên cạnh đó, giáo dục và y tế của các quốc gia này đều thuộc tiêu chuẩn hiện đại và tiên tiến nhất thế giới. Người dân yên tâm vào các cơ sở hạ tầng hiện đại và sạch sẽ. Chính sách xã hội tốt, quyền con người được nâng cao tới mức tối đa, con người cư xử văn mình hiện đại là những động lực khiến hàng trăm ngàn người nhảy vào con đường này.

Và du học chính là con đường tương đối an toàn nhất dành cho giới trung lưu. Ở tất cả các quốc gia, du học sinh sau khi tốt nghiệp đều có cơ hội để ở lại là việc. Và một khi đã có công việc, du học sinh có thể nộp đơn làm thường trú nhân và có cơ hội định cư tại đây. Một số quốc gia như Úc, Newzealand, sau khi tốt nghiệp còn có thêm 2 năm để tìm kiếm công việc. Canada thì dễ dàng hơn, một số bang ngoại ô Canada sẵn sàng cung cấp thường trú nhân nếu bạn đồng ý học tập và làm việc tại bang ấy trong vòng 3-5 năm. Như vậy, ngay khi còn ngồi ở giảng đường, bạn đã có thể nộp đơn xin làm thường trú nhân.

Vì sao đây là con đường ít rủi ro hơn cả. Trong trường hợp không xin được visa định cư vì một nguyên nhân khách quan nào đó, du học sinh vẫn sở hữu trong tay tấm bằng quốc tế để tìm kiếm công việc dễ dàng. Và nếu phải về nước, thì với tấm bằng quốc tế trong tay, vẫn có thể nuôi hy vọng quay lại nước đã học hoặc làm việc tại các nước khác.

Nhưng cũng không ít rủi ro

Những lợi ích khi trở thành công dân toàn cầu chắc chắn là không ít, vì thế thu hút hàng trăm ngàn du học sinh nộp hồ sơ định cư mỗi năm. Dĩ nhiên, cái gì cũng có rủi ro và chắc chắn rằng du học định cư là cuộc chơi không dành cho những người thiếu kiên nhẫn và tiền bạc.

Tài chính sẽ là vấn đề đầu tiên cần cân nhắc khi quyết định định cư bằng con đường du học. Du học đã tốn một khoản chi phí không nhỏ, nhưng đã định cư thì phải xác định tốn gấp 2 thậm chí gấp 3 lần Trong điều kiện không thuận lợi, du học sinh sau khi tốt nghiệp vẫn chưa kiếm được việc làm, vẫn phải cố gắng bám trụ lại chứ không thể về nước. Lúc này, du học sinh vẫn phải cần tiền trợ cấp từ bố mẹ.
Kiên nhẫn và chịu khó là điều bắt buộc. Có thể sau khi tốt nghiệp phải làm công việc không thích, môi trường không thuận lợi, phải đi xa hoặc bị chèn ép tại chỗ làm, du học sinh cũng không được từ bỏ. Có công việc là điều bắt buộc để có cơ hội được làm thường trú nhân.
Để có công việc chắc chắn không chỉ phải hiểu rõ về ngôn ngữ và văn hóa. Nhiều bạn học sinh dù đã có bằng IETLS với điểm cao chót vót những vẫn bị shock văn hóa và ngôn ngữ khi học tập và làm việc tại các nước Anh, Mỹ, Canada. Để có nền tảng ngôn ngữ tốt, các học sinh cần tạo nhiều cơ hội học tiếng Anh và tiếp xúc với người nước ngoài nhiều nhất có thể khi còn ở Việt Nam. Bất kỳ sự chuẩn bị nào cũng cần có sự đầu tư lâu dài. Với kế hoạch dài hạn như định cư du học, các bạn bắt buộc phải có sự chuẩn bị thật kỹ.

Như vậy, có nên hay không định cư bằng con đường du học. Câu trả lời là có nếu các bạn đủ các điều kiện ở trên đặc biệt là điều kiện tài chính. Chúc các bạn có quyết định chính xác.

 

https://ift.tt/2vfJEsQ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét