Trong lễ ra quân huấn luyện năm 2019, Cảnh sát Biển Việt Nam đã bất ngờ giới thiệu mẫu m.áy ba.y tri.nh sá.t không người lái mới mà lự.c lượn.g được trang bị.
Theo báo Quân đội Nhân dân, sáng 1/3, Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam cùng các đơn vị trực thuộc đã đồng loạt tổ chức Lễ r.a qu.ân huấn luyện năm 2019. Đến dự Lễ ra quân huấn luyện tại Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, có Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, Phó tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam.
Mẫu tàu DN-4000 của Cảnh sát biển Việt Nam dự kiến sẽ được đóng trong thời gian tới. Ảnh minh họa: Tập đoàn Damen.
Và cũng trong buổi lễ này Thiếu tướng Bùi Trung Dũng cũng đã được giới thiệu mẫu m.áy bay trin.h s.át không người lái (UAV) mới, lần đầu tiên xuất hiện trong trang bị của Cả.nh sá.t Biển Việt Nam.
Các đại biểu CSBVN tham quan trang thiết bị phục vụ công tác huấn luyện. Ảnh: QĐND.
Và từ hình ảnh hiếm hoi có được tại buổi lễ, thì nhiều khả năng đây là mẫu m.áy ba.y tri.nh s.át không người lái Shikra do ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam tự sản xuất.
Bản thân thông tin về mẫu UAV Việt Nam này ở thời điểm hiện tại vẫn khá ít ỏi, và nó chỉ mới được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm quốc phòng IndoDefense diễn ra vào năm ngoái tại Indonesia.
UAV Shikra do CNQP Việt Nam chế tạo trưng bày tại IndoDefence 2018.
Theo Tạp chí quốc phòng Jane's Defense Weekly UAV Shikra là một trong nhiều sản phẩm quốc phòng "Made in Vietnam" được Việt Nam mang đến giới thiệu tại IndoDefense 2018, đây cũng là lần đầu tiên CNQP Việt Nam giới thiệu sản phẩm tại một triển lãm quốc phòng quốc tế.
Theo thông tin giới thiệu về Shikra tại IndoDefense, mẫu UAV này có sải cánh dài 3,25m, nặng 26kg, có khả năng cất cánh thẳng đứng và sau đó chuyển sang chế độ bay theo phương ngang. Mẫu UAV này sử dụng các động cơ cánh quạt chạy bằng pin năng lượng.
UAV Shikra do CNQP Việt Nam chế tạo trưng bày tại IndoDefence 2018.
Dựa vào những hình ảnh về nguyên mẫu Shikra tại Indonesia, mẫu UAV này được trang bị tới năm động cơ cánh quạt với 4 động cơ được đặt song song với thân máy bay và một động cơ ở sau đuôi, trong đó hệ thống bốn động cơ được đặt cạnh thân sẽ giúp UAV cất hạ cánh thẳng đứng.
Riêng động cơ sau đuôi sẽ giúp Shikra bay như một máy bay cánh bằng thông thường. UAV Shikra được giới thiệu có dự trữ hành trình bay khoảng 2 giờ.
Tuy nhiên, Tạp chí qốc phòng Jane’s cho biết, Việt Nam đang có kế hoạch phát triển thêm 2 phiên bản nữa của Shikra, một phiên bản với sải cánh dài từ 5-6m có khả năng hoạt động 10 giờ, và một phiên bản với sải cánh dài 20m có khả năng hoạt động lên đến 20 giờ và tầm hoạt động 150km.
Shikra và phiên bản tầm trung đang phát triển được điều khiển trong tầm nhìn của người vận hành, trong khi phiên bản lớn hơn sẽ được điều khiển thông qua liên lạc vệ tinh và sẽ được tự động hóa hoàn toàn.
https://ift.tt/2INDGJD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét