Một ủy ban hoàng gia được thành lập sau hậu quả tàn khốc cháy rừng vào mùa hè năm ngoái vừa kêu gọi chính phủ liên bang mạnh tay hơn trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Sự thay đổi này chỉ là một trong 80 khuyến nghị của cuộc điều tra nhằm giúp người dân Úc sẵn sàng đối diện với viễn cảnh u tối hơn của thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra.
Vào đêm giao thừa, Jack Egan chứng kiến ngôi nhà của mình ở vùng Rosedale bốc cháy.
Ông nói rằng mình đã không thể làm gì hơn để bảo vệ được căn nhà ở Bờ biển Nam New South Wales của gia đình mình trước điều mà nhiều người mô tả là một “cơn bão lửa dữ dội”.
Cơn bão lửa thực sự tàn khốc, nó đến sớm hơn dự kiến 6 tiếng. Ngọn lửa đã thiêu rụi tất cả mọi thứ trừ chiếc xe của tôi cùng với tấm biển “hành động ngay vì khí hậu” ở trên đó.”
Kể từ vụ cháy rừng Black Summer, ông Egan đã hợp tác với những người sống sót khác để yêu cầu hành động mạnh mẽ hơn đối với biến đổi khí hậu.
Trong số đó có Fiona Lee đến từ Bobin ở phía bắc New South Wales. Cô cho biết sự tàn phá mà cộng đồng của cô phải gánh chịu sẽ mãi mãi khắc sâu trong ký ức của cô.
“Khi tôi nhớ lại, mọi chuyện rất kinh khủng. Nó yên lặng và âm ỉ, khó nhận ra và rõ ràng là thực sự khó khăn.”
Cô Lee cho biết mình hy vọng những phát hiện từ ủy ban hoàng gia về cháy rừng – cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa biến đổi khí hậu và cường độ của các thảm họa thiên nhiên – sẽ giúp những người khác không phải trải qua nỗi kinh hoàng và đau đớn như cô.
Những phát hiện đó là điều ý nghĩa nhất – bản phúc trình thừa nhận một cách rõ ràng rằng biến đổi khí hậu là một yếu tố thúc đẩy cuộc khủng hoảng cháy rừng gần đây, cũng như khẳng định chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới đầy rủi ro và nguy hiểm trước tình hình cháy rừng chắc chắn trở nên tồi tệ hơn trong những thập kỷ tới.
Trong bối cảnh các cảnh báo về thiên tai sẽ trở nên phức, tàn khốc và khó lường hơn theo thời gian, ủy ban đã đưa ra 80 khuyến nghị, trong đó có biện pháp cải thiện phản ứng quốc gia.
Greg Mullins là cựu Ủy viên Cứu hỏa New South Wales và cho biết việc đám cháy dữ dội khác quay trở lại chỉ còn là vấn đề thời gian.
“Khoa học rất rõ ràng và rất đơn giản: chúng ta phải điều phối các nguồn lực của mình tốt hơn những gì đã làm trong quá khứ. Thành thật mà nói, phản ứng của liên bang đối với các đám cháy rừng cho đến kỳ Giáng sinh là một thất bại. Rất khó để có được bất kỳ ai lắng nghe về những gì đang xảy ra và không có đủ kinh phí hỗ trợ cho các tiểu bang và vùng lãnh thổ.”
Bản phúc trình bao gồm các lời kêu gọi Thủ tướng quyết liệt hơn trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Cũng như đề nghị nước Úc phát triển đội chữa cháy trên không của riêng mình, cùng với sự giám sát và xếp hạng mức nguy hiểm hỏa hoạn nhất quán trên toàn quốc.
Tổng trưởng Quản lý Các Vấn đề Khẩn cấp David Littleproud cho biết cũng có những phát hiện chính xung quanh các mục tiêu quản lý đất đai và giảm thiểu rủi ro.
“Quan trọng hơn hết, việc này làm sáng tỏ vai trò của những Người Úc đầu tiên Và tôi đã nói điều này khi thảm họa ập đến lần đầu hồi đầu năm nay, rằng những Người Úc đầu tiên của chúng ta có một vai trò quan trọng trong việc giáo dục chúng ta và làm việc với khoa học mới bảo đảm rằng chúng ta có thể chuẩn bị tốt hơn cho các vụ cháy rừng nhất định trong tương lai.”
Các trận cháy rừng mùa hè năm ngoái đã lấy đi 33 người và thiêu rụi 10 triệu hecta ở nhiều tiểu bang.
Nhà sinh thái học của Đại học Sydney, Mathew Crowther, cho biết việc chính quyền liên bang và tiểu bang thu thập và quản lý thông tin về động vật hoang dã và các loài bị đe dọa là rất quan trọng.
“Chúng ta đang nhìn vào hàng triệu động vật, đã thiệt mạng hoặc phải chạy trốn, và không chỉ bản thân đám cháy loại bỏ đi chúng mà là hậu quả sau đó, chúng không có chỗ trú ngụ, chúng không có thức ăn. Chúng ta thực sự phải xem xét, những loài này còn ở đó không? với các chương trình giám sát hiệu quả và cách chúng sẽ đối phó thế nào trong những năm tới.’’
Chính phủ cho biết họ chấp nhận tất cả các khuyến nghị và sẽ gặp các bộ trưởng dịch vụ khẩn cấp của tiểu bang vào tuần tới.
Theo SBS
https://ift.tt/2I2Rjo8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét