Không loại trừ khả năng quân đội Myanmar lại chuẩn bị khiến cả khu vực Đông Nam Á "sốc" trước hàng loạt hợp đồng mua sắm v ũ kh í quy mô lớn.
Thật vậy, gần đây, giới chức quân sự Myanmar liên tục có nhiều động thái cho thấy họ đang thăm dò và tiến tới mua sắm hàng loạt v ũ kh í hiện đại tiếp tục bổ sung sức mạnh cho hải - lục - không quân.
Lượn lờ "siêu thị v ũ kh í" Nga - Trung
Mới đây nhất, mạng Sina đăng tải hình ảnh chuyến thăm của giới lãnh đạo cấp cao Bộ Quốc phòng Myanmar tới nhà máy đóng tàu Admiratly ở Saint Petersburg - nơi chế tạo các tàu ngầm Kilo cho Hải quân Nga và phục vụ xuất khẩu.
Các hình ảnh được giới báo chí Nga đăng tải cho thấy, tại nhà máy này, giới chức Myanmar đã được giới thiệu tính năng tàu ngầm Kilo, tham quan xưởng đóng tàu và có cuộc làm việc với phía lãnh đạo nhà máy hoặc BQP Nga.
Tuy không rõ liệu có lời hứa hẹn nào đưa ra không, nhưng theo mạng quân sự Trung Quốc, không loại trừ khả năng đây là bước đi đầu tiên trong tham vọng lớn xây dựng lực lượng tàu ngầm Hải quân Myanmar.
Một trong những mục đích hướng tới của kế hoạch này là nhằm "đối phó" với hạm đội tàu ngầm Type 035 cải tiến của Bangladesh.
Đáng quan tâm, cách đây không lâu, Tổng tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Myanmar - tướng Ming Aung Hlein đã có chuyến thăm nhà máy hàng không Ulan-Ude, Cộng hòa Buryatia, Liên bang Nga.
Ulan-Ude là một trong những đơn vị sản xuất chủ lực dòng trực thăng vận tải huyền thoại Mi-8/17 cho Không quân Nga và phục vụ xuất khẩu.
Tại đây, giới chức Myanmar đã lên tận cabin chiếc trực thăng Mi-8AMT hiện đại hóa và bày tỏ sự quan tâm lớn.
Giới chức Myanmar ghé thăm nhà máy chế tạo tàu ngầm Kilo.
Trong khi hải quân - không quân tìm tới Nga thì về trang bị lục quân, Myanmar tiếp tục duy trì hướng đi tới Trung Quốc.
Trước hoặc sau chuyến thăm Ulan-Ude, tướng Ming Aung Hlein đã ghé thăm nhà máy 617 - Tập đoàn Công nghiệp Hoa Bắc (NORINCO), khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc). Đây là một trong những "công xưởng" sản xuất xe tăng lớn nhất thế giới.
Rất tiếc, cả hai chuyến thăm này Myanmar không đưa ra lời hứa hẹn nào, tuy nhiên đây có thể xem là dấu hiệu rõ nét rằng quốc gia này có thể sắp tung ra kế hoạch đầy tham vọng bít những "lỗ thủng" đáng ra phải "vá" từ trước.
Những mảnh ghép còn thiếu
Theo đó, mặc dù liên tiếp tiến hành vô số hợp đồng lớn trong khoảng 10 năm trở lại đây, tuy nhiên Quân đội Myanmar "bỗng dưng vẫn để thiếu vô số mảnh ghép".
Cụ thể với hải quân, trong khi hạm đội tàu mặt nước phát triển cả về chất và lượng thì Myanmar không có chiếc tàu ngầm nào.
Không hiểu vì sau chương trình hiện đại hóa khởi động từ năm 2001 họ lại không đưa tàu ngầm vào danh mục.
Và cho tới khi các nước trong khu vực Đông Nam Á xây dựng "một phát cả hạm đội" thì xem ra giới quân sự Myanmar mới "ố, á", khẩn trương "xách làn đi chợ".
Hiện vẫn chưa rõ liệu Myanmar có gật đầu với loạt tàu ngầm Kilo của Nga hay sẽ hướng sang Trung Quốc. Bởi lẽ, trong nhiều năm Hải quân Myanmar sử dụng khá nhiều hệ thống v ũ kh í do Trung Quốc sản xuất trên tàu ngầm.
Cạnh tranh với Kilo, Trung Quốc có các tàu ngầm Type 039 và Type 041 giá cả phải chăng, tính năng tương đương. Tuy nhiên, Nga là một trong những nhà sản xuất tàu ngầm uy tín nhất thế giới, và Kilo cũng là lớp tàu nổi tiếng, được thừa nhận sức mạnh từ Mỹ - NATO.
Với lục quân, trước năm 2018, lực lượng tăng - thiết giáp Myanmar cũng đứng hàng top trong khu vực với 3 trung đoàn xe tăng T-72S mua từ Ukraine.
Xe tăng T-72S của Lục quân Myanmar.
Dẫu vậy, họ nhanh chóng "tụt hậu" khi Thái Lan nhận xe tăng VT-4 và T-84 Oplot-T, Lào có T-72B1, Indonesia có Leopard 2A4.
Đó có lẽ là một phần lý do giới chức Myanmar bắt đầu vào thăm "siêu thị xe tăng Trung Quốc". Với truyền thống mua v ũ kh í trang bị lục quân từ Bắc Kinh, có khả năng cực cao rằng Myanmar sẽ chọn VT-4 hoặc phiên bản nào khác phục vụ xuất khẩu của NORINCO.
Trang bị xe tăng Myanmar hiện cũng sử dụng số lượng dòng tăng Trung Quốc như Type 69-II; Type 62 và Type 63.
Đó là còn chưa kể tới các loại xe thiết giáp, pháo tự hành thế hệ mới mà họ mua từ Bắc Kinh vài năm trở lại đây.
Còn với không quân, việc mua sắm Mi-8/17 không phải là điều quá lạ lùng bởi từ trước Myanmar đã mua vài chục chiếc Mi-17 và Mi-35. Có chăng đây sẽ là một hợp đồng bổ sung thêm!
Thay vào đó, thời gian tới Myamar có lẽ tiếp tục tăng cường phi đội máy bay chi ến đấ u.
Trong một diễn biến liên quan, hôm 22/4, tướng Ming Aung Hlaynom đã có chuyến thăm nhà máy hàng không Irkutsk và tận mắt chiếc Su-30SME đầu tiên của nước này.
Năm 2018, Myanmar đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ký hợp đồng mua 6 máy bay tiêm kích Su-30SME. Dự kiến, việc chuyển giao sẽ được thực hiện trong năm nay.
Nói chung dù tụt hậu ở một số lĩnh vực, nhưng rất chịu chơi trong quốc phòng, chắc chắn Myanmar sẽ một lần nữa tạo ra "cú sốc" cực lớn khiến cả Đông Nam Á phải ngỡ ngàng như cách lâu nay họ vẫn làm.
[video width="640" height="360" mp4="http://lamthexanh.com/wp-content/uploads/2019/05/ĐNÁ-lại-sốc-nặng-Dấu-hiệu-rõ-rệt-Myanmar-sắp-ký-loạt-thương-vụ-vũ-khí-khổng-lồ-.mp4"][/video]
Video Quân đội Myanmar duyệt binh.
theo Trí Thức Trẻ
http://bit.ly/2V0ygfc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét