Cái gì họ cũng bảo, mấy ông Việt kiều giàu lắm. Cứ là người sống ở nước ngoài thì giàu.
Nhưng khổ nỗi, có ai hiểu người nước ngoài cũng lao động vất vả như chúng ta sao. Chỉ là đồng tiền của họ, khi mang về Việt Nam lại trở thành giá trị gấp mấy lần.
Vì thế, ông Việt Kiều bị mang tiếng nếu như không rút tiền ra tài tợ cho một chương trình nào đó ở quề nhà. Ví dụ, người ta xây chùa ở quê, nhà giàu nhất góp 100 triệu, vì họ có tiền và muốn ông đức, thì ông Việt Kiều phải góp hơn số đó, mới xứng là ông Việt Kiều về xây dựng quê hương. Còn không ai biết cái sự tiền không có của ông.
Tôi nói như vậy là vì, hôm rồi đi dự một bữa tiệc khánh thành công ty của ông bạn. Người ta vào dự tiệc, toàn là đồ tây. Người mình thì thi nhau ăn vì toàn thứ ngon, hàng xịn, ăn bằng no thì thôi. Bảo của ai thì có người í ới nói, của mấy ông Việt Kiều ấy, ăn đi, tội gì, họ giàu, lắm tiền lắm. Rồi họ bày ra mấy thứ từ thiện về xây dựng quê hương cho các ông ấy gom góp, chẳng hiểu từ thiện vào đâu hay vào túi mấy ông tổ chức sự kiện. Nhưng ông Việt Kiều nào hay biết, nghe nói khuyên góp cho đồng bào thì làm thôi, nhưng bao giờ tiền mới được đến tay đồng bào?
Đó là bàn chuyện mấy ông Việt Kiều giàu có thật, họ có tiền có của cho người ta, có lòng giúp người ta. Nhưng với những người đi xuất khẩu lao động, chạy chọt vài trăm triệu để được sang nước ngoài, về nhà quê cũng được gọi với cái mác ‘Việt Kiều’ thì lại hoàn toàn khác. Họ phải tiết kiệm thế nào, nai lưng làm việc thế nào, thậm chí là vay mượn thêm cũng chỉ mong có được ngày ra nước ngoài làm việc kiếm tiền. Nhiều người cứ nghĩ, sang nước ngoài là sướng, là giàu sang nhưng thật ra, sang nước ngoài chắc gì sướng hơn ở nước mình? Vậy mà họ cứ mơ ước như vậy và tìm mọi cách để đi lao động. Nhưng có ai hiểu được, nỗi thống khổ của họ.
Anh bạn tôi đi xuất khẩu lao động bên Hàn, đã 5 năm không về. Ai cũng nghĩ anh này lắm tiền lắm, vì bố mẹ có cả nhà to đùng, xe ga xịn chạy. Ai cũng nghĩ chắc nhà này giàu có vô cùng nên mới sống sang trọng như vậy. Và vì cái tiếng ấy, mỗi khi về nước, anh đều phải tỏ ra mình là người có tiền, quà cáp hào phóng và còn phong độ. Nhưng có ai biết, sang bên đó, anh cũng làm công nhận, lao động vất vả. Công việc thì làm gì có việc văn phòng, toàn phải làm công nhận, việc tay chân, chơi không dám chơi, ăn không dám ăn và phải tiết kiệm từng đồng gửi về cho gia đình. Những người khu tôi đi nước ngoài nhiều lắm, cả Nga, cả Hà Lan, về nhà thì họ đúng là oai, vì thật sự ho là những người… đi Tây.
Thế nên, có cô em gái ở nhà, ngày nào cũng hối thúc anh gửi tiền về, bảo là anh phải lo chi trả mọi khoản nợ cho gia đình, lo cho cô ấy trăm triệu để chạy vào làm giảng viên một trường cao đẳng. Cô ấy thích thú oai vệ lắm khi có anh trai ở bên nước ngoài. Hàng tháng bắt anh gửi cho 5 triệu, phục vụ chuyện học hành và cưới xin. Vậy mà chẳng ngờ, anh thì chẳng dám tiêu, còn em cứ ăn chơi với các mác, nhà có người đi Tây.
Khổ thân cái sự gọi là Việt Kiều hay Tây lai. Ở đâu cũng thế, lao động cũng có cái giá của nó cả, nhất là những người không có nhiều bằng cấp mà sang nước ngoài thì chỉ làm công nhận hoặc lao động chân tay, buôn bán mà sống. Chỉ là đồng tiên đó khi ở Việt Nam, nó có giá trị hơn nhiều so với bên nước họ. Vì thế mà người ở nhà tưởng là giàu, là sang. Nào ai biết họ cũng cơ cực làm sao. Đó, không phải Việt Kiều là sướng. Ngoài một số người sang đó gặp thời, có tiền của nhiều, còn lại thì ai cũng phải lao động mới có được. Vất vả nai lưng ra mà chẳng ai biết thương mình.
Mấy ông ‘Việt Kiều’ chỉ khi nào nổi tiếng,được toàn công chúng biết tới thì may ra giàu. Còn mấy ông nhàng nhàng như mấy ông đi lao động nước ngoài thì có khi còn vất vả hơn cả mấy ‘ông Ta’. Nên đừng nghĩ là Việt Kiều là đã giàu, đã sướng, cũng đừng vì họ là Việt Kiều mà không coi trọng công sức của họ hay bòn rút họ. ‘Việt Kiều’ cũng có 5, 7 kiểu mà thôi!
Theo VNE
https://ift.tt/33tIKc5
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét