Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Nữ Việt kiều Úc biến công ty sắp phá sản thành đế chế $10 triệu

Nữ doanh nhân gốc Việt đã phải vượt qua bao khó khăn, trở lại mới có được thành công như ngày hôm nay.

Lê Hồ, 39 tuổi, hiện là chủ của một công ty xử lý r á c t h ả i hàng đầu tại Úc mang tên Capital City Waste Management. Tuy nhiên, hành trình đến với thành công hôm nay của nữ doanh nhân gốc Việt chẳng hề trải hoa hồng. Cha mẹ đưa Lê Hồ tới Úc trên chiếc thuyền đánh cá chật hẹp khi cô mới được sinh ra đời 18 ngày. Nữ doanh nhân từng kể với báo chí nước ngoài: “Chúng tôi rời Việt Nam trên con thuyền đánh cá và m ấ t hai ngày lênh đênh trên biển khi đầu máy chiếc thuyền bị h ỏ n g. Tàu c ư ớ p biển đã đưa chúng tôi vào bờ, hãm hiếp những người phụ nữ, chiếm đoạt của cải rồi đưa chúng tôi tới một trại tị nạn”.

Trước khi sang Úc, gia đình Lê Hồ phải vất vả kiếm sống trong suốt 6 tháng trong t r ạ i t ị n ạ n ở Thái Lan. Sau đó, họ được chuyển đến miền nam Australia vào năm 1981. Cô kể lại rằng: “Khi đó, chúng tôi chẳng còn gì ngoài bộ quần áo mặc trên người”. Là người Úc gốc Việt thế hệ thứ hai lớn lên tại Úc, Lê Hồ gặp nhiều thách thức và trở ngại. Đặc biệt là trong quá trình trưởng thành và hòa nhập.

Lê Hồ cho biết: “Tiểu bang Nam Úc vào những năm 80 có rất ít người Châu Á. Vì vậy, khi tôi sống ở đó, đã phải đối mặt với sự k ỳ t h ị và p h â n b i ệ t c h ủ n g t ộ c. Tôi nhớ khi tôi mới 9 tuổi, trong lúc đang đứng chờ ở trạm xe buýt, hai thanh niên người Úc chạy xe ngang qua, họ thấy tôi thì dừng lại, chỉ trỏ, la hét và quấy nhiễu tôi. Điều đó khiến một cô bé 9 tuổi như tôi cảm thấy xấu hổ và tự hổ thẹn với chính mình”. Năm 21 tuổi, Lê Hồ bắt đầu thành lập doanh nghiệp mang tên Honey Bee chuyên bán giày dép và váy cưới. Chỉ 6 năm sau, cửa hàng này đã đã mở ra thêm 6 chi nhánh nữa. Lê Hồ luôn có niềm đam mê về tạo lập doanh nghiệp mới. Và cô hiểu rằng một cửa hàng bán lẻ nhỏ không thể làm thỏa mãn ước muốn của mình nhưng nó giúp cô xây dựng nền tảng vững chắc để có thể điều hành một công ty lớn hơn vào một ngày không xa.

Sau 6 năm, con đường sự nghiệp của Lê Hồ hoàn toàn thay đổi khi xu hướng mua hàng trực tuyến trở nên phổ biến. “Việc mua sắm qua mạng trở nên phổ biến bởi khách hàng có thể mua ngay tại nhà. Sự tiện lợi của hình thức mua sắm này đã thay đổi cách mua hàng của người tiêu dùng ở Úc”. Khi đó, Lê Hồ mong muốn thay đổi hướng kinh doanh của mình để tạo lập nên doanh nghiệp có thể thích ứng được trong mọi hoàn cảnh, bất kể tình hình kinh tế ra sao thì nhu cầu của người dân không bao giờ thay đổi. Năm 2010, Lê Hồ quyết định mua lại công ty quản lý  c h ấ t t h ả i Capital City Waste Services với giá 50.000 USD mặc dù thời điểm đó CCWS đang chịu khoản thua lỗ lên tới 20.000 đô Úc/tháng.

Lê Hồ tâm sự: “Khi nắm bắt được cơ hội tham gia vào kinh doanh xử lý rác thải, tôi gần như chẳng có suy nghĩ gì cả. Thực tế tôi đã làm việc tại CCWS 12 tháng trước khi quyết định tiếp quản công ty này. Thách thức lớn nhất đối với tôi là vực dậy một doanh nghiệp đang có nguy cơ p h á s ả n nhưng tôi quyết định nhắm mắt làm liều”. Khi tiếp nhận công ty, Lê Hồ đã phải cắt giảm rất nhiều nhân viên. Cô gần như đảm nhận hầu hết vai trò trong công ty bao gồm cả vị trí giám đốc, nhân viên bán hàng, kế toán, thậm chí tự mình lái xe chở rác với hy vọng giảm t h i ể u tối đa chi phí.

Lúc đó bố mẹ của Lê Hồ đã nghĩ rằng con gái mình bị đ i ê n. Ở Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung, công việc quản lý c h ấ t t h ả i không được mọi người đánh giá cao. Trong năm đầu tiên, Lê Hồ phải tự lái xe chở rác và làm việc trong suốt 18 giờ mỗi ngày. Cô lái xe từ 6 giờ sáng để thu gom rác cho đến khi trời tối. Sau đó cô trở về nhà tắm rửa, thay đồ và bắt đầu cuộc họp với thành viên công ty vào buổi tối. Cô kể lại: “Tôi vẫn còn nhớ lần đầu ngồi trên xe chở rác, chân của tôi không thể với tới bàn đạp. Những người lái xe tải khác khi đi ngang qua đều ngoảnh lại nhìn xem đây có phải là phụ nữ không hay là một người đàn ông tóc dài”.

Những nỗ lực cố gắng của Lê Hồ đã được đền đáp xứng đáng khi kết quả kinh doanh của công ty đã tăng gấp đôi trong 12 tháng đầu tiên. Cô tâm sự: “Tôi đã chứng minh được rằng dù có khó khăn tới đâu, nếu nỗ lực làm việc chăm chỉ cuối cùng bạn cũng sẽ được đền đáp xứng đáng. Chúng tôi không chỉ cứu sống công ty mà còn giúp nó phát triển bền vững hơn”. Trong 12 tháng tiếp theo, doanh thu của công ty lại tăng gấp đôi một lần nữa. Và điều quan trọng là nó đã có chỗ đứng trong ngành công nghiệp quản lý c h ấ t t h ả i.

Dù đạt lợi nhuận 10 triệu đô la chỉ trong 5 năm, Lê Hồ đã thừa nhận rằng mình vô cùng khó khăn khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp mà nam giới nắm quyền thống trị. Ngành công nghiệp này thường do nam giới nắm giữ hàng chục năm trước và họ đã có mối quan hệ rất khăng khít với nhau. Khi một người phụ nữ châu Á 30 tuổi xuất hiện và giành lấy khách hàng cũng như hợp đồng của họ thì việc khó chịu là điều đương nhiên.

Lê Hồ nhấn mạnh rằng: “Những công việc mà đàn ông làm được thì phụ nữ cũng làm được. Nếu không được cho cơ hội thì bạn phải tự tạo ra cơ hội cho chính mình”. Cô cho rằng mình may mắn vì luôn có gia đình và bạn bè bên cạnh hỗ trợ. Lời khuyên hàng đầu Lê Hồ dành cho các doanh nhân trẻ tiềm năng là “hãy luôn theo đuổi đam mê” và “nhìn cuộc đời theo cách tích cực”. Cô chia sẻ: “Nếu bạn thất bại, bạn sẽ thu được bài học có giá trị để tránh tái phạm sai lầm. Nếu thành công thì điều đó thật tốt. Hãy nghĩ về những gì đạt được và những gì có thể học được từ thất bại. Đừng lo lắng khi phạm sai lầm. Tôi và gia đình bắt đầu từ con số 0 và bạn cũng có thể làm vậy vì chẳng có gì để m ấ t”.

By tapchivietkieu

 

 

 

 

https://ift.tt/2WTLbCd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét