Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

7 lời đúc kết từ điều Phật dạy, nắm bắt được cuộc sống tất sẽ viên mãn đủ đầy

Nếu biết nắm bắt những điều này, cuộc sống của con người ắt sẽ vuông tròn hạnh phúc.

Tri thức

Con người không thể tồn tại mà không có tri thức. Tri thức sẽ giúp chúng ta bước ra khỏi đêm tối, tự tin và mạnh mẽ để bảo vệ lẽ phải, chống lại những cổ hủ, lạc hậu và những điều bất công trong xã hội.

Trong xã hội hiện tại, tri thức không chỉ giúp bạn có sự hiểu biết, mà còn giúp bạn tạo ra tiền bạc, của cải. Do vậy, phải luôn cập nhật và tìm kiếm tri thức mới mong có được một cuộc sống tốt đẹp.

Sự kiềm chế/Sự thay thế

Nếu không biết kiềm chế, lúc nào cũng chỉ muốn thỏa mãn những ý thích và nhu cầu cá nhân, vậy thì bạn có gì khác so với những động vật khác?

Con người khác loài vật ở chỗ biết kìm lại những d.ục v.ọng thấp hèn, những ý muốn ích kỷ của bản thân. Mọi đau khổ và m.ất mát của nhân loại, phần nhiều đều bị gây ra bởi những kẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân mà vượt qua quy tắc đạo đức của xã hội.

7 lời đúc kết từ điều Phật dạy, nắm bắt được cuộc sống tất sẽ viên mãn đủ đầy - Ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, để giúp bạn thực hiện tốt hơn sự kiềm chế trước những thói quen x.ấu, thì phải biết tới "sự thay thế".

Ví dụ, muốn bỏ việc hút th.uốc, hãy tập vẽ tranh để không còn thời gian hay tâm trí nghĩ đến thói quen cũ. Muốn bỏ việc ăn đồ ăn vặt, hãy chuyển sang việc chế biến và ăn các món ăn tốt cho sức khỏe.

Bản thân cuộc sống không phải là vấn đề. Vấn đề nằm ở cách bạn nhìn nhận nó

Hãy thử tưởng tượng mà xem: Chuyến bay của bạn vừa bị delay và bạn phải ngồi chờ ở sân bay hàng giờ liền. Lúc này bạn thường có 2 dòng cảm xúc: chán nản, tức giận với việc phải chờ đợi, hoặc bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi thay vì bị lắc lư trên một chuyến bay đông người, và điều đó khiến bạn hạnh phúc.

Từ tình huống trên, chúng ta dễ nhận thấy bản chất của chuyến bay bị trễ chỉ có một nhưng lại có nhiều cách để ứng xử với nó. Không phải chuyến bay, mà cách bạn lựa chọn để đón nhận nó sẽ quyết định đến cảm xúc và sự hạnh phúc của bạn. Trong cuộc sống, sẽ có những hoàn cảnh khó khăn, bất lợi mà chúng ta không thể thay đổi, điều chúng ta có thể thay đổi chính là cách nhìn nhận vấn đề của bản thân.

Phật dạy rằng: "Bản thể của chúng ta được hình thành từ suy nghĩ. Gieo suy nghĩ gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận. Bằng suy nghĩ, con người có thể kiến tạo ra thế giới theo cách của riêng mình".

7 lời đúc kết từ điều Phật dạy, nắm bắt được cuộc sống tất sẽ viên mãn đủ đầy - Ảnh 2

Ảnh minh họa: Internet

Sống thật với cảm xúc của bản thân

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta sẽ rơi vào những tình huống không mong muốn. Điều đó đem lại những cảm xúc tiêu cực, những lo âu bất ổn. Có thể bạn sẽ tìm cách né tránh hoặc lờ chúng đi nhưng những cảm xúc tiêu cực không dễ bị mất đi.

Né tránh chưa bao giờ là cách hay để đối mặt với một vấn đề. Bởi vì con đường ngắn nhất để ra khỏi khủng hoảng là đi xuyên qua nó. Những tình huống xấu nhất chính là cơ hội để bạn thể hiện bản lĩnh và năng lực của mình.

Không trải qua mưa bão, làm sao có thể nhìn thấy cầu vồng. Không phải cứ trốn tránh khó khăn là sẽ có một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Ngược lại, nó chỉ làm cho nỗi đau trở nên sâu sắc hơn. Hãy đối mặt và đừng phủ nhận điều đó bởi những cảm xúc lo lắng, sợ hãi khi gặp khó khăn là khởi nguồn của sự không hài lòng và hạnh phúc về cuộc sống.

Sự tiêu dùng hợp lý

Tiêu dùng ở đây mang nghĩa rộng: Từ ăn, uống, mặc cho tới uống thuốc… đều mang nghĩa tiêu dùng.

Con người ta, lúc thì tiêu dùng quá nhiều, khi lại tiêu dùng quá ít. Mọi sự mất cân bằng này đều dẫn tới hệ lụy.

Khi thích thì ăn thật no, khi buồn bã lại chẳng động đến một hạt cơm.

Mỗi khi có bệnh đều dùng rất nhiều thuốc, trong khi hàng ngày lại chẳng chú ý tới việc dành thời gian để tập luyện, giữ gìn sức khỏe. Tất cả đều bị nhà Phật coi là sự tiêu dùng thiếu hợp lý.

Vì vậy, trước khi chưa quá muộn, bạn hãy điều chỉnh ngay thói quen tiêu dùng của mình để có một cuộc sống cân bằng.

7 lời đúc kết từ điều Phật dạy, nắm bắt được cuộc sống tất sẽ viên mãn đủ đầy - Ảnh 3

Ảnh minh họa: Internet

Sự kiên nhẫn/Kiên quyết

Đừng nói đến những việc đao to búa lớn ngoài xã hội, hãy tự hỏi bản thân xem, mình đã kiên nhẫn làm được những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày chưa?

Hoặc cũng có lúc, bạn có thể kiên nhẫn, nhưng là kiên nhẫn "có mục đích". Bạn quyết tâm tán tỉnh một cô gái, có thể đứng nhiều giờ trước cổng trường để đợi nàng.

Nhưng khi lấy nhau rồi, nghe cô ấy nói 10 phút cũng là quá dài.

Kiên nhẫn thôi chưa đủ, còn phải kiên quyết.

Nếu đã xác định được mục tiêu của mình, thì nhất định phải kiên quyết cố gắng đạt cho được. Có như vậy, con đường bạn đã đi từ trước đến nay mới không hoài phí.

Tình yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc

Phật dạy rằng: "Hận thù không thể hóa giải bởi hận thù, mà bằng tình yêu; đây là chân lý muôn đời". Lòng ta ôm h.ận th.ù, ghét bỏ, vậy thì chính chúng ta mới là người cảm thấy mệt mỏi đầu tiên. Hãy suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn, bạn sẽ thấy cuộc đời mình thay đổi. Không phải lời nói, những gì bạn làm mới là thứ tạo nên con người của chính bạn.

"Một con chó tốt không phải vì nó sủa giỏi. Một người tốt không phải vì anh ta nói hay". Đừng quá để tâm đến những thứ hào nhoáng bên ngoài, không phải vì chúng ta nói năng trôi chảy, hứa hẹn đủ điều mà sẽ có được lòng tin của người khác.

Theo Min (TH)/Phunutoday/Khỏe&Đẹp

 

 

 

https://ift.tt/2SYTNbY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét