Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Nữ du học sinh Canada chửi tục, chê ký túc xá cách ly bẩn không thể sống được vì ở sạch quen rồi

Mới đây, một nữ du học sinh trở về từ Canada đã nhận nhiều sự chỉ trích khi liên tục lên tiếng chê bai điều kiện cách ly tại KTX Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

 

 

Trước tình hình số người cách ly ngày càng tăng, nhiều địa phương đã yêu cầu trường đại học trưng dụng kí túc xá làm khu cách ly. Điển hình như KTX trường ĐH Quốc gia TP.HCM đã yêu cầu sinh viên rời trước ngày 20/3. Không ít bạn trẻ đã tình nguyện ở lại dọn dẹp, đồng thời để lại kẹo bánh và lời nhắn dễ thương dành cho những người sắp chuyển đến cách ly.

Tuy vậy, mới đây có một nữ du học sinh D.N từ Canada trở về đã khiến dân mạng bức xúc khi vừa dọn vào KTX đã đăng bài chê bai cơ sở vật chất thậm tệ. Theo lời chia sẻ, nữ sinh vì đã quen với việc sống sạch sẽ nên hoàn toàn không thể chịu đựng nổi với việc phòng dơ, không wifi. Đặc biệt, khi được bạn bè nhắc nhở, cô nàng ngay lập tức quay ra cãi lại và cho rằng mình có "quyền" được ở sạch sẽ hơn thế này.

Nguyên văn đoạn chia sẻ của nữ sinh: "Không thể sống nổi luôn á. Như này quá sức chịu đựng của mình rồi mọi người ơi. Wifi không có, không có cái gì hết. Mọi người làm ơn đặt trường hợp đang sống ở một nơi gọi là sạch sẽ đi. Xong về ở như thế này thì cảm thấy như thế nào".

Nữ du học sinh Canada chửi tục, chê ký túc xá cách ly bẩn không thể sống được vì ở sạch quen rồi - Ảnh 1.

Nữ du học sinh Canada chửi tục, chê ký túc xá cách ly bẩn không thể sống được vì ở sạch quen rồi - Ảnh 1.

Nữ du học sinh Canada dùng những từ ngữ rất khó nghe về khu cách ly "không thể sống nổi", "quá sức chịu đựng"...

Nữ du học sinh Canada chửi tục, chê ký túc xá cách ly bẩn không thể sống được vì ở sạch quen rồi - Ảnh 2.

 

Nữ du học sinh Canada chửi tục, chê ký túc xá cách ly bẩn không thể sống được vì ở sạch quen rồi - Ảnh 2.

 

Nữ du học sinh Canada chửi tục, chê ký túc xá cách ly bẩn không thể sống được vì ở sạch quen rồi - Ảnh 2.

Khi được bạn bè nhắc nhở, nữ sinh liên tục tỏ thái độ và cho rằng nơi này hoàn toàn bẩn thỉu so với sự sạch sẽ thường ngày của mình.

Nữ du học sinh Canada chửi tục, chê ký túc xá cách ly bẩn không thể sống được vì ở sạch quen rồi - Ảnh 3.

Cô nàng không public nội dung chê bai vì cho rằng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh khu cách ly.

Bên dưới bài viết đã thu về rất nhiều bình luận bức xúc của dân mạng. Phần lớn đều cho rằng điều kiện khu cách ly tuy không được như khách sạn nhưng cũng là chốn ở của rất nhiều sinh viên. Thậm chí đã có bạn tình nguyện ở lại dọn dẹp đến 2-3 giờ sáng cho người cách ly vào ở. Thay vì chỉ trích công sức người khác, nữ sinh có thể phản hồi lại với ban quản lý KTX để có điều kiện tốt hơn.

"Nhiều người cũng cách ly như bạn mà họ có ca thán câu nào đâu. Bạn còn chưa biết cảm ơn những người đã phải gấp rút chuyển đồ giữa đêm cho bạn vào cách ly đó", bạn Y.N bình luận.

"Có thể nơi này hơi bừa bội vì các bạn sinh viên phải dọn đồ gấp nhưng không biết tự dọn dẹp mà đã đăng bài bóc phốt à. Sinh viên người ta ở được chẳng lẽ du học sinh sang chảnh đến đâu mà không ở?", bạn D.C bình luận.

"Nhân viên y tế nằm ngủ ngoài trời còn chưa than, còn bạn chăn ấm nệm êm với cơm bưng 3 bữa/ngày mà còn chê này nọ. Mỗi người nên giúp nhau một ít để cùng vượt qua khó khăn chứ", bạn B.L chia sẻ.

"Về nước cách ly thì nên cảm thấy biết ơn những người đã vì mình mà có được chỗ ở của bạn, chứ không phải ngồi đó mà chỉ trích đâu", bạn V.A chia sẻ.

Trước sức ép quá lớn của cộng đồng mạng, hiện tại nữ sinh đã khóa tất cả trang cá nhân.

Nữ du học sinh Canada chửi tục, chê ký túc xá cách ly bẩn không thể sống được vì ở sạch quen rồi - Ảnh 4.

Nữ du học sinh Canada chửi tục, chê ký túc xá cách ly bẩn không thể sống được vì ở sạch quen rồi - Ảnh 4.

Nữ du học sinh Canada chửi tục, chê ký túc xá cách ly bẩn không thể sống được vì ở sạch quen rồi - Ảnh 4.

 

Nữ du học sinh Canada chửi tục, chê ký túc xá cách ly bẩn không thể sống được vì ở sạch quen rồi - Ảnh 4.

Hình ảnh sau ca trực vất vả, những nhân viên y tế chẳng kịp thay quần áo mà nằm luôn tại các hành lang, các khoảng sân để ngủ tại khu cách ly Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM.

 

Theo Trí Thức Trẻ

https://ift.tt/2WCGjU2

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Bảy nước châu Âu bắt đầu thử nghiệm lâm sàng bốn phương pháp điều trị Covid-19

Bộ Y tế Pháp cho biết, từ ngày 22-3, bảy nước châu Âu đã bắt đầu một thử nghiệm lâm sàng với bốn phương pháp điều trị chống virus SARS-CoV-2 đối với 3.200 bệnh nhân.

 

 

Phương pháp điều trị thử nghiệm này được tiến hành ở Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đức, Tây Ban Nha và riêng Pháp được thực hiện với 800 bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2.

Thống kê tại Pháp tính tới tối 22-3 cho thấy số người qua đời tiếp tục tăng, có thêm 112 trường hợp qua đời và 1.559 ca nhiễm mới được phát hiện. Tổng số ca nhiễm và qua đời ở Pháp đã lên tới 16.018 và 674. Có 2.200 người đã được chữa khỏi bệnh.

Số ca bệnh Covid-19 ở vùng thủ đô Île-de-France đã tăng 1.465 ca trong hai ngày qua. (Nguồn: Bộ Y tế Pháp)

Tổng Cục trưởng Y tế Pháp Jerome Salomon cho biết, dịch bệnh diễn biến ngày càng nghiêm trọng ở Pháp. Số qua đời tiếp tục gia tăng rất đáng lo ngại. Số người nhiễm có thể còn tăng nhiều trong những ngày tới khi tăng cường xét nghiệm.

Tối 22-3 (giờ địa phương), Quốc hội Pháp đã thông qua dự luật cho phép Chính phủ thiết lập “tình trạng khẩn cấp về y tế” và ban hành thêm các biện pháp đặc biệt trong vòng hai tháng nhằm khống chế bệnh dịch.

Trước tình hình dịch Covid-19 ngày càng diễn biến nghiêm trọng, cả Hạ viện và Thượng viện Pháp đã làm việc liên tục trong suốt bốn ngày qua để xem xét dự luật “Tình trạng khẩn cấp về y tế” do Chính phủ soạn thảo.

Được ban hành ngay sau khi có sự điều chỉnh và nhất trí của Quốc hội, luật này là khung pháp lý cho phép Chính phủ thực hiện và ban hành thêm các biện pháp khẩn cấp ứng phó dịch bệnh. Cùng với các quy định liên quan đến tình trạng khẩn cấp về y tế và hỗ trợ kinh tế, luật còn quy định việc tổ chức vòng hai của cuộc bầu cử địa phương đã bị hoãn do bệnh dịch lây lan rộng.

Kết quả hình ảnh cho Bảy nước châu Âu bắt đầu thử nghiệm lâm sàng bốn phương pháp điều trị Covid-19

ảnh minh họa

Đối với các biện pháp đối phó tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, Chính phủ có thể ban hành các nghị định nhằm hạn chế hoặc cấm di chuyển đối với người và phương tiện giao thông trừ khi có việc khẩn cấp hay cung cấp hàng thiết yếu; thực thi các biện pháp kiểm dịch đối với những người bị nghi nhiễm bệnh hoặc đã bị nhiễm. Chính phủ cũng có thể trưng dụng tất cả hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho cuộc chiến chống lại thảm họa dịch bệnh; thực hiện các biện pháp tạm thời để kiểm soát giá của một số sản phẩm thiết yếu và huy động thêm nhân lực để chống dịch trong vòng hai tháng.

Bất kỳ hành vi vi phạm các lệnh cấm hoặc nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của Chính phủ sẽ bị phạt 135 euro. Nếu tái phạm trong vòng 15 ngày, mức phạt có thể tăng lên từ 1.500 đến 3.000 euro. Nếu ai vi phạm nhiều hơn ba lần trong vòng ba mươi ngày sẽ bị phạt 3.750 euro và sáu tháng tù giam.

Đối với các biện pháp khẩn cấp về kinh tế, Chính phủ có thể ban hành pháp lệnh trong vòng ba tháng để giải quyết hậu quả về kinh tế, tài chính và xã hội để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong đó có việc hoãn thanh toán tiền thuê nhà, tiền nước, và điện.

Cũng trong ngày 22-3, Hội đồng Nhà nước không chấp thuận đề nghị của Hiệp hội bác sĩ trẻ về việc phong tỏa cả nước, nhưng yêu cầu Chính phủ xem xét lại trong vòng 48 giờ về quyền miễn trừ đối với trường hợp di chuyển vì lý do đặc biệt như khám bệnh hay tập thể dục nhằm xác định mức độ rủi ro đối với sức khỏe của cộng đồng. Đề xuất này được đưa ra khi vẫn còn rất nhiều người vi phạm lệnh hạn chế di chuyển, nhất là trong hai ngày cuối tuần. Kể từ ngày bắt đầu thực thi lệnh hạn chế di chuyển từ ngày 17-3, các lực lượng cảnh sát Pháp đã phát hiện gần 92 nghìn trường hợp vi phạm và chỉ riêng trong ngày chủ nhật vừa qua đã có tới 22.574 người bị xử lý.

Tây Ban Nha cũng tiếp tục có số người nhiễm cao thứ ba thế giới và qua đời cao thứ hai ở châu Âu và trên thế giới, tăng 30% so với một ngày trước. Tổng số người nhiễm và qua đời ở nước này là 28.603 và 1.756. Trước tình hình nghiêm trọng như vậy, tối 22-3, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết, đầu tuần này Chính phủ sẽ đề nghị Quốc hội gia hạn lệnh phong tỏa cho đến ngày 11-4.

Số người nhiễm mới được xác nhận ở Đức là 2.448 và có thêm hai ca qua đời. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Chính phủ và chính quyền các bang đã thống nhất về việc áp dụng biện pháp cứng rắn hơn. Theo đó, Chính phủ cấm các cuộc tụ họp hơn hai người ở các nơi công cộng để tránh nguy cơ lây lan mới.

Bệnh dịch cũng tiếp tục lây lan ở các nước EU khác như Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Bồ Đào Nha, Áo với số nhiễm mới được phát hiện ở mỗi nước từ 69 ca đến 586. Lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ lần thứ hai, Thụy Sĩ đã quyết định huy động tám nghìn lính dự bị để hỗ trợ công tác chống dịch Covid-19 vì đã có 7.474 ca nhiễm và 98 ca qua đời.

 

Nguồn: nhandan.com.vn

https://ift.tt/2Un0TVq

Apple ủng hộ 2 triệu khẩu trang y tế cho Mỹ để chống lại COVID-19

Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh nước Mỹ đang trở thành ổ dịch COVID-19 rất đáng lo ngại và lớn thứ ba trên thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc và Italy.

 

 

Apple mới đây đã cam kết ủng hộ 2 triệu khẩu trang chuyên dụng cho các cán bộ y tế, y bác sĩ ở các khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19 chủng mới, theo xác nhận từ chính phủ Mỹ. “Đây là một câu chuyện tuyệt vời khác từ nước Mỹ,” Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence nó với báo giới.

CEO Apple Tim Cook. (Ảnh: Variety)

CEO Apple Tim Cook. (Ảnh: Variety)

“Đích thân Tổng thống Mỹ và tôi đã nhận được thông tin rằng Apple sẽ đóng góp 2 triệu mẫu khẩu trang y tế và sẽ hợp tác với các cơ quan chức năng của chúng tôi để phân phối chúng,” ông nói thêm. Thực tế, trước đó, Tim Cook, CEO Apple, đã nói về những khoản đóng góp cho công tác chống dịch COVID-19 trên Twitter của mình song ông chỉ nói chung chung rằng Apple sẽ quyên góp “hàng triệu khẩu trang cho các nhân sự ngành y ở Mỹ và Châu Âu.”

Thế giới đang trải qua thời điểm đen tối vì dịch COVID-19. Theo thống kê đến thời điểm ngày 22/3, số lượng ca dương tính với COVID-19 trên toàn thế giới đã lên tới trên 308.000 ca, trong đó có hơn 13.000 ca tử vong. Trong khi tình hình ở tâm dịch Trung Quốc đang diễn biến tích cực trong những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh lại đang cực kì phức tạp ở Mỹ và Châu Âu. Với gần 27.000 ca dương tính, Mỹ đang là ổ dịch COVID-19 lớn thứ ba thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc và Ý.

Apple trước đó được cho là đã đóng góp 15 triệu USD cho công tác chống dịch đồng thời cho phép người dùng thẻ tín dụng Apple Card được miễn lãi trong tháng 3. (Ảnh: Engadget)

Apple trước đó được cho là đã đóng góp 15 triệu USD cho công tác chống dịch đồng thời cho phép người dùng thẻ tín dụng Apple Card được miễn lãi trong tháng 3. (Ảnh: Engadget)

Apple trước đó cũng thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm đóng góp vào công tác chống dịch. Ở thời điểm hiện tại, Apple Store tại tất cả các quốc gia trên thế giới, trừ Trung Quốc, đều đã đóng cửa. Apple ban đầu nói Apple Store sẽ đóng cửa đến ngày 27/3 song ở thời điểm hiện tại hãng này thông báo chúng sẽ được đóng “đến khi có thông báo tiếp theo.”

 

Theo Tapchihoaky.com

https://ift.tt/33IvNfh

Hàng chục ngàn người châu Âu cấp tốc may khẩu trang đối phó dịch

Trước tình hình dịch bệnh ngày càng tăng cao ở nhiều nước Châu Âu thì hàng chục nghìn người đang tham gia may khẩu trang để ứng phó với sự thiếu hụt nguồn cung do Covid-19 bùng phát mạnh.

 

 

Chỉ một tuần trước, Nanospace, một công ty nhỏ ở Czech, vẫn sản xuất ga trải giường bằng vải sợi nano. Tuy nhiên, khi Covid-19 bao trùm châu Âu, các xưởng may của Nanospace bắt đầu sản xuất 10.000 khẩu trang sợi nano một ngày cho hai bệnh viện ở phía nam Czech.

Công ty này cho ra đời những chiếc khẩu trang đầu tiên trong vòng hai ngày sau lời kêu gọi khẩn thiết từ chính quyền địa phương hôm 14/3. “Nếu bệnh viện ngã gục do thiếu khẩu trang, khu vực chúng tôi sẽ gặp khó khăn lớn”, Jiri Kus, giám đốc bán hàng của Nanospace, nói.

Một đôi vợ chồng may khẩu trang tại nhà ở thủ đô Prague, Czech hôm 17/3. Ảnh: AFP

Một đôi vợ chồng may khẩu trang tại nhà ở thủ đô Prague, Czech hôm 17/3. Ảnh: AFP.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo đeo khẩu trang ở nơi công cộng, dù một số chuyên gia cho rằng khẩu trang và găng tay không hiệu quả trong việc ngăn chặn lây nhiễm nCoV.

Thông qua mạng xã hội, hàng chục nghìn người châu Âu đang tham gia lực lượng may khẩu trang, trong bối cảnh hàng triệu người trên châu lục này phải ở nhà do lệnh phong toả nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan.

Tại Czech, một nhóm Facebook mang tên “Người Czech may khẩu trang” đã ra đời sau khi Prague yêu cầu công dân đeo khẩu trang khi ra ngoài và ra lệnh đóng biên. Hoạt động của nhóm này đang được chia sẻ rộng rãi, thu hút hơn 33.000 thành viên vào cuối tuần qua.

Các nghệ sĩ và người nổi tiếng, bao gồm diễn viên Dagmar Havlova, vợ của cố tổng thống Czech Vaclav Havel, cũng tham gia sản xuất khẩu trang.

Ở nước láng giềng Ba Lan, những phụ nữ tị nạn người Chechnya đã tập hợp các nhóm cùng may khẩu trang cho bệnh viện.

Hoạt động may khẩu trang cũng đang diễn ra cấp tập ở Italy, vùng dịch lớn nhất châu Âu với hơn 49.000 ca nhiễm nCoV và gần 5.000 ca qua đời. Hãng sản xuất quần áo và dệt may của Italy Miroglio đã chuyển từ may thời trang nữ sang khẩu trang cotton, nhanh chóng tăng năng suất lên 75.000 chiếc/ngày và dự kiến đạt năng suất 100.000 chiếc/ngày, tờ La Stampa đưa tin.

Các doanh nghiệp ở Tây Ban Nha, vùng dịch lớn thứ hai châu Âu, cũng vào cuộc. Nhà sản xuất túi Disenos NT cho biết đang sản xuất 70.000 – 80.000 khẩu trang/ngày tại một nhà máy, “làm việc 100% công suất, 24/7 một tuần”.

Inditex, tập đoàn thời trang lớn nhất thế giới sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng, trong đó có Zara, đang cân nhắc việc cùng các công ty dệt may nhỏ của Tây Ban Nha tham gia sản xuất khẩu trang tại một số nhà máy. Tây Ban Nha hiện ghi nhận hơn 28.600 ca nhiễm, hơn 1.700 ca qua đời.

Các nữ tù nhân ở Litva cũng đang sản xuất 10.000 khẩu trang/tuần để quản giáo, tù nhân và luật sư sử dụng trong nhà tù, Bộ trưởng Tư pháp Elvinas Jankevicius cho biết.

Các tù nhân ở Hungary đã sản xuất khoảng 300.000 khẩu trang cho nhân viên y tế nước này kể từ tháng hai.

Các công nhân may khẩu trang ở phân xưởng của bệnh viện đại học Essen, phía đông Đức hôm 18/3. Ảnh: AFP

Các công nhân may khẩu trang ở phân xưởng của bệnh viện đại học Essen, phía đông Đức hôm 18/3. Ảnh: AFP.

Được gọi là “công xưởng của châu Âu” do có nhiều nhà máy sản xuất thời trang nhanh giá rẻ, Bulgaria chứng kiến hàng chục nhà máy chuyển sang sản xuất khẩu trang, do đơn đặt hàng quần áo bị hủy trong bối cảnh các cửa hàng không thiết yếu khắp châu Âu đóng cửa.

Các nhà sản xuất trang phục ở một nhà hát opera bị đóng cửa tại thành phố Burgas, phía đông Bulgaria, cũng tình nguyện may khẩu trang. Angel Baby, một công ty sản xuất túi ngủ cho trẻ em ở thủ đô Sofia, đang cung cấp những chiếc khẩu trang trang trí hình động vật cho bác sĩ và cảnh sát.

Một bệnh viện ở thành phố Essen, Đức, đã tự nhận nhiệm vụ sản xuất khẩu trang, trong đó các nhân viên y tế không thiết yếu, từ nhân viên văn phòng đến làm vườn đang làm việc ở nhà, đều may khẩu trang cho bệnh nhân.

Hãng quần áo thể thao Đức Trigerma và nhà sản xuất đệm Breckle nằm trong nhiều công ty bắt đầu sản xuất khẩu trang.

“Tôi rất vui khi chúng tôi đã làm được. Ban đầu, tôi nghĩ rằng điều đó là không thể, nhưng khi tôi nhìn thấy 100 chiếc khẩu trang đầu tiên ra đời hồi đầu tuần, cảm giác thật tuyệt vời”, giám đốc bán hàng Kus của Nanospace nói. “Bây giờ, chúng tôi đang có những tình nguyện viên đề nghị hỗ trợ. Họ đang may khẩu trang tại nhà và dù chúng tôi không thể sử dụng chúng, tình đoàn kết và sự nhiệt tình này đơn giản là thật tuyệt vời”.

 

Anh Ngọc (Theo AFP)

https://ift.tt/2WBA82z

Úc: 500 cảnh sát xuống đường bảo đảm thực thi việc đóng cửa vì dịch, học kỳ ở Victoria sẽ kết thúc sớm

Thủ hiến Daniel Andrew đã tuyên bố một đội đặc nhiệm gồm 500 cảnh sát sẽ giúp thắt chặt thực thi lệnh đóng cửa các dịch vụ không cần thiết và việc tự cách ly của những người từ ngoại quốc trở về, còn các trường học ở Victoria sẽ kết thúc học kỳ 1 sớm, đóng cửa từ ngày mai, để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

 

Cảnh sát sẽ xuất hiện để bảo đảm lệnh đóng cửa đối với các quán rượu, câu lạc bộ, nơi đánh bạc, và các địa điểm vui chơi tụ tập khác, lẫn việc thực hiện tự cách ly bắt buộc của khách du lịch vừa trở về.

Các dịch vụ không thiết yếu và các trường học sẽ đóng cửa ít nhất ba tuần, trên toàn tiểu bang để hạn chế sự lây lan của coronavirus, cho đến khi có thông báo mới.

Kết quả hình ảnh cho cảnh sát úc
Kêu gọi người dân Victoria nghiêm túc giữ khoảng cách và không tụ tập
“Các lệnh cấm, lệnh đóng cửa này, bao gồm quán rượu, câu lạc bộ, câu lạc bộ đêm, sòng bạc Crown Casino, các địa điểm uống bia rượu và thức ăn được cấp phép trong các khách sạn, và quán rượu, bên cạnh đó phòng tập thể dục, địa điểm chơi thể thao trong nhà, nơi thờ phượng trong nhà, rạp chiếu phim, địa điểm giải trí, đám cưới và đám tang…” Thủ hiến Daniel Andrew xác nhận hôm nay thứ Hai.

Danh sách này về căn bản đại diện cho một bước tiến rất lớn, một bước tiến khổng lồ, đó là điều cần thiết phải giữ an toàn cho người Victoria và người Úc.

Victoria đã ghi nhận 59 trường hợp mới qua đêm, nâng tổng số 355 trường hợp của tiểu bang. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng vào hôm nay, chưa công bố, thứ Hai.

Để chắc chắn tất cả mọi người nghiêm túc với nhiệm vụ tự cách ly 14 ngày đối với khách vừa đến Úc và việc đóng cửa, 500 cảnh sát đã được điều động, thành lập một đội đặc nhiệm chuyên biệt.

“Ở một chừng mực nào đó, thật đáng thất vọng khi chuyện này xảy ra,” ông Andrew nói, trong khi kêu gọi sự hợp tác từ người dân Victoria.

“Nhưng chúng ta đã thấy đám đông người trên các bãi biển ở Sydney, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh của mọi người trong các quán bar, quán cà phê, và nhà hàng, câu lạc bộ đêm ở đây tại Melbourne và đâu đó ở Victoria.

“Đó là chuyện không thể chấp nhận được, hành động đó sẽ phải trả giá bằng mạng sống.”

Học kỳ một kết thúc sớm ở Victoria, nhà trẻ mẫu giáo vẫn mở cửa
Đợt nghỉ học mùa thu ở các trường học trong Victoria đã được dời lên sớm hơn, bắt đầu từ ngày mai, thứ Ba thay vì thứ Sáu, cho các giáo viên có thể chuẩn bị cho khả năng dạy và học từ xa.

Kết quả hình ảnh cho Học kỳ Victoria

Ông Andrew cho biết trong giai đoạn này, các trường học sẽ mở cửa trở lại vào ngày 14 tháng Tư và các gia đình nên có kế hoạch phù hợp nếu có thông báo mới hơn.

Nhà trẻ và mẫu giáo ở Victoria vẫn mở cửa hoạt động – hai dịch vụ này được coi là thiết yếu, trong lệnh đóng cửa này.

“Nhưng đây chỉ là giai đoạn một. Sẽ có thêm thông báo nữa,” ông Andrew nói.

Tuyên bố các trường học đóng cửa là bất chấp sự nhấn mạnh của Thủ tướng Scott Morrison rằng các trường học nên tiếp tục vẫn mở cửa.

Cảnh sát Victoria có quyền phạt tiền và bắt giữ người vi phạm
Theo luật khẩn cấp của Victoria, những người vi phạm các quy tắc phải đối mặt với mức phạt gần $20,000 đô la đối với cá nhân và gần $100,000 đô la cho các doanh nghiệp.

Ông Andrew cảnh báo việc đóng cửa các quán rượu không phải là một lời mời để có những cuộc tụ họp lớn ở nhà.

Bộ trưởng Dịch vụ Khẩn cấp Lisa Neville cho biết cảnh sát đã thấy “khá nhiều vụ vi phạm liên quan đến các cuộc tụ họp trong nhà” vào cuối tuần qua.

“Đây là một vấn đề quan trọng đối với mạng sống của mọi người, Cảnh sát Victoria sẽ có một đội ngũ chuyên trách thực hiện các cuộc kiểm tra tại chỗ và bảo đảm mọi người tuân thủ các quy tắc về các cuộc tụ họp xã hội,” bà Neville nói.

Cảnh sát có quyền phạt bạn, bắt giữ bạn, giam giữ bạn và họ sẽ sử dụng những quyền lực đó khi cần thiết vì lợi ích an toàn của cộng đồng.

Ông Andrew cho biết cho đến thời điểm này không ai bị phạt hoặc bị buộc tội vì không tuân theo các quy tắc tự cô lập.

Trợ giúp tiểu thương và công nhân ảnh hưởng vì coronavirus
Người dân Victoria vẫn có thể đi đến siêu thị, ngân hàng, hiệu thuốc và các cửa hàng thiết yếu khác, như trạm xăng và cửa hàng tiện lợi.

Vận chuyển hàng hóa, hậu cần và giao hàng tận nhà được coi là cần thiết và sẽ vẫn mở cửa hoạt động.

Một ngân khoản trợ giúp trị giá $1.7 tỷ đô la đã được chính phủ Victoria công bố vào thứ Bảy để giúp các doanh nghiệp đối phó với tác động của coronavirus.

Các doanh nghiệp nhỏ sẽ được hoàn trả đầy đủ các hóa đơn thuế tiền lương của họ trong phần còn lại của năm tài chính 2019-20, và một quỹ $500 triệu đô la sẽ được tạo ra để giúp những người mất việc tìm được việc làm mới.

Các triệu chứng của coronavirus có thể từ bệnh nhẹ đến viêm phổi, theo trang web của Chính phủ Liên bang, và có thể bao gồm sốt, ho, đau họng, mệt mỏi và khó thở.

Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đã nhiễm virus, hãy gọi điện thoại cho bác sĩ của bạn, đừng đến phòng khám, hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus theo số 1800 020 080.

Nếu bạn phải khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

 

Theo sbs.com.au

https://ift.tt/3bny16B

Trường học NSW vẫn mở cửa nhưng kêu gọi phụ huynh hãy để con ở nhà khi ca nhiễm COVID-19 ở NSW tăng vọt

Gần 700 người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 ở NSW và chính phủ tiểu bang đang áp đặt các hạn chế, bao gồm cả việc đóng cửa các không gian tụ hợp xã hội.

 

 

NSW đang đóng cửa tất cả các dịch vụ không thiết yếu để làm chậm sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 nhưng các trường học sẽ mở cửa cho đến thời điểm này.

Tuy nhiên, sáng sớm hôm nay thứ Hai, Thủ hiến Gladys Berejiklian đang khuyến khích các bậc cha mẹ giữ con cái của họ ở nhà trong suốt thời gian còn lại của Học kỳ 1 nếu họ có thể làm được chuyện đó.

Kết quả hình ảnh cho Thủ hiến Gladys Berejiklian

 

Đối với các bậc cha mẹ không có sự lựa chọn, đối với cha mẹ là công nhân, trường học là nơi an toàn cho trẻ em và các trường học sẽ vẫn mở cửa.

“Chúng tôi ghi nhận đây là khoản thời gian bất định và chúng tôi cảm ơn tất cả các giáo viên của chúng ta và tất cả những người lao động trên tuyến đầu của chúng ta, những người đang cố đi qua để giữ cho cộng đồng còn hoạt động,” bà Thủ hiến nói với các phóng viên sáng sớm thứ Hai.

Tuy nhiên, sẽ không có đứa trẻ nào bị từ chối, trường học vẫn mở cửa. Sự lựa chọn là của quý vị.

Tương tự trường học ở Tasmanian và Queensland vẫn mở cửa cho các phụ huynh phải đi làm.

Giám đốc Y tế NSW, Tiến sĩ Kerry Chant nói rằng quyết định cho các trường học vẫn mở là “thực tế”.

Chính phủ NSW có vẻ sẽ theo những khuyến nghị từ chính phủ Liên bang, giữ trường học mở cửa đến hết Học kỳ 1, đến ngày Thứ Năm 9 tháng Tư.

Kết quả hình ảnh cho Trường học NSW vẫn mở cửa nhưng kêu gọi phụ huynh hãy để con ở nhà

 

Ghi nhận trên toàn quốc, số lượng học trò tự nguyện vắng mặt tại trường đã ở mức 1/3.

Tất cả các trường học tại NSW sẽ cung cấp các tùy chọn học trực tuyến trong ba tuần còn lại của học kỳ một.

Hiện vẫn chưa rõ điều gì sẽ xảy ra sau kỳ nghỉ học. Theo lịch các lớp học sẽ được tiếp tục vào ngày 27 tháng Tư.

Bộ Y tế NSW vào sáng thứ Hai đã xác nhận thêm 136 trường hợp COVID-19 mới trong tiểu bang, đưa tổng số ca nhiễm của tiểu bang lên 669.

Các triệu chứng của COVID-19 có thể từ bệnh nhẹ đến viêm phổi, theo trang web của Chính phủ Liên bang, và có thể bao gồm sốt, ho, đau họng, mệt mỏi và khó thở.

Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đã nhiễm virus, hãy gọi điện thoại cho bác sĩ của bạn, đừng đến phòng khám, hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia COVID-19 theo số 1800 020 080.

Nếu bạn phải khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

 

Theo sbs.com.au

https://ift.tt/3995MXx

Bó hoa bác sĩ tặng khi hết cách ly bị vứt thùng rác: Nên tặng hoa tiếp không?

Ngày 22.3, một bác sĩ đăng tải bài viết phê phán hành động phản cảm của một nam thanh niên vì người này vứt bỏ bó hoa các bác sĩ tặng chúc mừng hết thời hạn cách ly, sau khi có kết quả âm tính Covid-19.

 

 

Cư dân mạng chia sẻ mạnh, lên án hành vi của thanh niên này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc tặng hoa như thế là lãng phí trong thời điểm căng mình chống dịch.

“Chúng tôi đã làm gì sai?”
Chia sẻ với PV Thanh Niên, bác sĩ (BS) B.T, công tác tại một bệnh viện (BV) ngoại thành Hà Nội, cho biết từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một phần BV này được trưng dụng làm khu vực cách ly theo dõi các trường hợp F1, đáp ứng cho khoảng 20 người.

Theo quy trình, trước khi vào cách ly, mọi người phải mang theo đầy đủ tư trang, đồ dùng cá nhân, nhưng nhiều người khi đến không có những thứ này. “Chúng tôi đã mua đầy đủ hết để cung cấp cho các bạn ấy. Từ khăn mặt, bàn chải đánh răng... cho đến xà phòng”, BS T. nói và cho biết mỗi khi người cách ly có kết quả âm tính với Covid-19, phía BV sẽ tặng hoa để chúc mừng và tiễn mọi người về nhà.

Tuy nhiên, sáng 22.3, sau khi đơn vị tặng hoa chúc mừng, tiễn 2 trường hợp về nhà vì hết thời hạn cách ly, thì một người đã vứt ngay bó hoa vừa nhận vào thùng rác trước khi ra về, khiến bản thân BS T. và nhiều y, BS tại đây thấy rất buồn.

Bó hoa bác sĩ tặng khi hết cách ly bị vứt thùng rác: Nên tặng hoa tiếp? - ảnh 1

 

“Khi vừa nhận hoa chia tay, nam thanh niên đã vứt hoa vào thùng rác, trong khi các lãnh đạo chỉ đi trước bạn ấy vài bước chân. Có thể bạn ấy ngại ôm hoa hay vì lo lắng gì đó, nhưng hành động này rất phản cảm, khiến tôi rất buồn! Tôi tự hỏi không biết tôi đã làm gì sai, đơn vị có lỗi gì với bạn ấy? Tôi có chia sẻ thông tin này lên mạng xã hội, chỉ mong bạn ấy có ý thức hơn, chỉ muốn mọi người cư xử với nhau tốt hơn, chứ không muốn câu like, bôi xấu bạn ấy”, BS T. chia sẻ.

Lý giải về việc tặng hoa và giải đáp dư luận liệu có lãng phí khi tặng hoa, BS T. cho biết chỉ vì lực lượng chức năng vui mừng, hân hoan khi những người mình tận tình chăm sóc có kết quả âm tính sau thời hạn cách ly, được về với xã hội nên tự bỏ tiền của BV ra mua hoa để chúc mừng.

“Các bạn khác rất vui mừng, cảm ơn và chụp ảnh lưu niệm cùng đội ngũ y, BS rồi ôm hoa cùng người thân trở về nhà. Nhưng bạn nam kể trên lại có hành động ngược lại, khiến nhiều người rất buồn”, BS T. nói.

Tặng hoa phải hợp từng hoàn cảnh

Ông Lê Văn Sỹ, Giám đốc BV đa khoa tỉnh Thanh Hóa, cho rằng việc tặng hoa chúc mừng bệnh nhân (BN) khỏi bệnh và chúc mừng đội ngũ y, BS có công chữa khỏi bệnh là không có gì xấu, nhưng phải hợp từng hoàn cảnh; như việc tặng hoa cho BN ở Thanh Hóa nhiễm Covid-19 được chữa khỏi và xuất viện là không sai và cần thiết.

Theo ông Sỹ, trước đó BV đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức xuất viện cho BN N.T.T (25 tuổi, ngụ H.Yên Định) sau khi điều trị khỏi bệnh Covid-19. Trong lúc xuất viện, ông đã trực tiếp tặng hoa chúc mừng BN T. và đội ngũ y, BS của Khoa Bệnh nhiệt đới vì chữa thành công cho BN.

Bó hoa bác sĩ tặng khi hết cách ly bị vứt thùng rác: Nên tặng hoa tiếp? - ảnh 2

Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa tặng hoa cho bệnh nhân T. khỏi bệnh và xuất viện ngày 3.2 Ảnh: Minh Hải

“BN T. là trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2 được chữa khỏi, xuất viện đầu tiên ở Việt Nam, nên cả ngành y tế Thanh Hóa đều vui mừng. Theo tôi, khi đó, việc tặng hoa chúc mừng BN khỏi bệnh không có gì sai và cần thiết. Đối với cá nhân người bệnh, khi người ta được chữa khỏi, thoát khỏi lưỡi hái tử thần, thì có quyền tặng hoa và quà cho thầy thuốc, và BN cũng được tặng hoa là bình thường. Đó là tình cảm, nét văn hóa phù hợp. Đồng thời, việc tặng hoa cũng là ghi nhận, động viên công sức của người thầy thuốc, đáng được chúc mừng”, ông Sỹ nói.

Bó hoa bác sĩ tặng khi hết cách ly bị vứt thùng rác: Nên tặng hoa tiếp? - ảnh 3

Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình và Sở Y tế Ninh Bình tặng hoa chúc mừng bệnh nhân thứ 18 khỏi bệnh, xuất viện hôm 20.3 Ảnh: Minh Hải

Bó hoa bác sĩ tặng khi hết cách ly bị vứt thùng rác: Nên tặng hoa tiếp? - ảnh 4

Nhiều cư dân mạng đề xuất: một bó hoa có thể là tình cảm trân quý, lòng cảm ơn, sự chúc mừng bình an khỏe mạnh khi vượt qua dịch bệnh Covid-19, nhưng với nguồn lực hiện tại đang đổ hết sức vào các công tác chống dịch khác thì chuyện tặng hoa cũng nên lược bỏ để vừa tiết kiệm, vừa tránh hình thức và những chuyện buồn bất ngờ như câu chuyện trên.

 

Theo Thanhnien.vn

https://ift.tt/2UorGko

Người phụ nữ gốc Việt ở Canada hơn 2 thập niên nhặt ve chai quyên góp cho Viện ung thư

Đã hơn 20 năm rồi, gần như ngày nào cũng vậy, trước cửa Viện ung thư ở Vancouver (BC Cancer Foundation) luôn một người phụ nữ luống tuổi, người nhỏ gầy, với nụ cười vô ưu, trong tay cầm chút tiền lẻ đến để quyên góp.

 

Nhân viên lễ tân tại văn phòng Viện ung thư – Dianne Parker chia sẻ: “Lúc nào cũng vậy. Bác ấy luôn đến đây với tiếng cười lớn và bảo: Tôi yêu quý tất cả mọi người ở đây, và tôi muốn giúp đỡ mọi người”.

Công việc hàng ngày của bác Gia là thu lượm những vỏ chai nước, vỏ lon bia, nước ngọt… từ các thùng rác công cộng. Khi túi đầy, bác đem đến địa điểm thu mua và bán. Bác đem toàn bộ số tiền đó đến văn phòng Viện ung thư để quyên góp. Đều đặn như thế, đã hơn 20 năm trôi qua, bác chưa từng có ý nghĩ sẽ dừng lại công việc vất vả này.

Có những ngày, bác chỉ kiếm được vài đô la, nhưng vẫn kiên trì đem đến bệnh viện. Nhân viên ở đây luôn đưa cho bác một tờ biên lai với những dòng cảm ơn viết tay và một nụ cười thắm thiết. Tích tiểu thành đại, trong 10 năm trở lại đây, theo tính toán của Viện ung thư BC, bác Gia đã quyên góp số tiền lên tới 15.000 đô la.


Người phụ nữ gốc Việt ở Canada hơn 2 thập niên nhặt ve chai quyên góp cho Viện ung thư (Ảnh: CBC)

Bác Gia Tran kể lại:

Con tôi bảo: ‘Má, má làm vậy chi cho cực, ngoài trời lạnh đó, con không muốn má ra ngoài vậy đâu’.

Tôi kêu: ‘Không, má đi, má muốn giúp người ta, má phải tới bệnh viện ung thư để giúp người ta’.

Con tôi có vẻ giận: ‘Nếu má muốn vậy thì má cứ đi đi’.

Mặc cho con tôi nói sao thì nói, tôi kệ, dù sao thì người ta cũng đang cần sự giúp đỡ mà”.


Bác Gia lượm vỏ chai từ các thùng rác công cộng dọc đường Hastings (Ảnh: CBC)

Bác Gia sống gần đường Main và đường East Hastings. Bác Gia thường đi dọc đường Hastings để thu nhặt ve chai. Bác chia sẻ thật thà rằng bác thích những chai nhựa hay lon bia hơn là chai sành vì chúng nhẹ và dễ kéo lê mấy cái túi nặng – “Chai sành không thích chút nào, chai nhựa thì dễ hơn”.

Sau khi đã gom đầy mấy chiếc bao, bác Gia đi bộ tới kho để bán. Bởi vì tài xế xe bus chỉ cho phép mang 1 bao lên xe nên không bác Gia đành phải đi bộ tới chỗ thu mua.

“Tôi đi bộ à, xe bus người ta chỉ cho có một bao lên thôi, 2 bao là không được đâu”, bác Gia kể, “Kệ luôn, vậy thì tôi đi bộ vậy”.

Mọi người không biết lý do vì sao bác Gia chỉ chọn Viện ung thư BC để quyên góp tiền trong suốt những năm qua, nhưng có một điều chắc chắn, mỗi khi bác xuất hiện với nụ cười vui vẻ và trái tim nhân hậu là tất cả bác sĩ, nhân viên ở đây cảm phục biết nhường nào. Tất cả mọi người, ai ai cũng vui khi gặp bác.


Nụ cười chân thật của bác đã sưởi ấm cả Viện ung thư Canada (Ảnh: CBC)

Thực tình, bác Gia cũng chẳng biết lý do vì sao mình lại luôn đến đây nữa. Có lẽ đó đã là một thói quen ăn sâu vào trong tiềm thức của người phụ nữ có trái tim lương thiện và đơn giản ấy. “Tôi cũng không biết nữa, thấy mọi người vui là tôi vui à”, bác Gia hồn nhiên chia sẻ.

“Bác Gia mỗi ngày đều đến Viện, bác mang theo cả tiếng cười và sự vui vẻ từ trái tim nhân hậu của bác, điều này lan truyền khắp các nhân viên ở đây, mọi người ai cũng vui khi được thấy bác” – giám đốc tại Viện ung thư BC chia sẻ. “Chẳng cần biết ngày hôm ấy vui hay buồn, mỗi khi bác Gia tới là chúng tôi lại vui liền và quên ngay đi những lo toan của công việc. Bác ấy dường như mang một năng lượng ấp áp sưởi ấm cả Viện”.


Có ba điều rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Đầu tiên là phải tử tế. Thứ hai là tử tế. Và thứ ba là trở nên tử tế. (Ảnh: pinterest)

Ngày nay, người ta bảo với nhau rằng, muốn làm điều tốt cho người khác thì trước tiên mình phải có điều kiện cái đã. Đó là quan niệm sai lầm, rất sai lầm, bởi cho dù bạn là người cho đi, hay là người được nhận, thì lòng tốt luôn khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Có thể hôm nay bạn đã có một ngày tồi tệ, hoặc đang gục đầu ủ dột vì vấn đề của mình mãi không được giải quyết. Hãy quên nó đi và thử làm một điều gì đó ý nghĩa cho người khác, một điều thật bé nhỏ thôi cũng được:

Bạn hãy thử dắt tay một cụ già qua đường

Nhường cho anh grab đi trước giữa lúc đang kẹt xe

Mua một ổ bánh mỳ mời bác xe ôm đầu ngõ

Hay đơn giản là mỉm cười với chú tài xế xe bus hoặc một người lạ không quen…

Nhận được một nụ cười, một cái gật đầu hàm ơn của một người xa lạ nào đó, tin tôi đi, bạn sẽ thấy vui như trong lòng nở hoa vậy.

Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới bác Gia Tran, cảm ơn tất cả những câu chuyện chân thực về lòng tốt đang hiện hữu trong cuộc sống đã truyền cảm hứng để chúng ta lan tỏa những điều tốt lành, với niềm hy vọng về một thế giới tràn đầy lòng nhân ái.

Có ba điều rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Đầu tiên là phải tử tế. Thứ hai là tử tế. Và thứ ba là trở nên tử tế.

 

Theo Tapchivietkieu.info

https://ift.tt/2WEZNqX

60 tuổi có nên sang Mỹ định cư hay ở Việt Nam dưỡng già?

Cả tháng nay chúng tôi rất bối rối và lo lắng về vấn đề định cư tại Mỹ. Tôi đã hơn 60 tuổi lại không chịu nổi khí hậu lạnh cho lắm nên cũng đang phân vân lưỡng lự.

 

 

Trường hợp của tôi như sau: Người thân của tôi bảo lãnh cho hai anh em tôi sang Mỹ. Người thân chúng tôi nói rằng bên Mỹ họ đã mời đóng lệ phí và chính phủ Mỹ sẽ gửi giấy đến cho chúng tôi chẳng bao lâu nữa.

Hai anh em chúng tôi năm nay người thì gần 70 tuổi, người thì trên 60 tuổi. Cuộc sống ở nhà thì cũng không đến nỗi nào, ổn định, không phải lo lắng gì cho lắm, có nhà riêng và do chính anh em chúng tôi sở hữu. Người thân của tôi thì nói rằng chúng tôi sang bên đó thì buồn lắm nhưng tùy chúng tôi quyết định chứ cũng không dám có ý kiến vì rằng có những người muốn đi mà không được. Vì tôi có người cháu vừa sang bên Mỹ học, lúc đầu cháu cũng muốn chúng tôi đi lắm nhưng bây giờ thì cháu cũng lại không có ý kiến nữa.

Tôi hơn 60 tuổi thì lại không chịu nổi khí hậu lạnh cho lắm nên cũng lưỡng lự. Tôi chỉ có hai anh em. Tôi nghe có người nói rằng nếu chúng tôi muốn định cư thì phải bán nhà đi, không được sở hữu. Vậy tôi nhờ quý độc giả hiểu biết tư vấn cho tôi là chúng tôi có nên đi hay không ?

Kết quả hình ảnh cho 60 tuổi có nên sang Mỹ định cư hay ở Việt Nam dưỡng già

Nếu chúng tôi định cư tại Mỹ thì có được tiếp tục giữ quyền sở hữu nhà của chúng tôi không? Vì nếu chúng tôi đi thời gian ngắn không muốn ở Mỹ thì quay về có nhà mà ở. Chúng tôi có phải cắt hộ khẩu không? Ngoài ra còn những gì cần làm đối với pháp luật và chính sách của chính phủ Việt Nam.

Xin quý vị vui lòng chỉ dẫn và trao đổi để chúng tôi hiểu biết hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và chúc quý vị dồi dào sức khỏe.

Tran Minh Chu

 

Phản Hồi của 1 số bạn đọc

– Cứ đi cho biết đó biết đây Ở nhà với vợ biết ngày nào khôn. Bác đi qua đây và phài tính trước đường về. Điều cần nhất là phải có khả năng lái xế hộp(dẽ lắm) biết nói được tiếng Anh (hơi khó), cần có đủ tiền để ăn sài, mua bảo hiểm sức khoẻ Vì xin qua Mỹ thì khó hơn là trở về VN. Có ngươì bán cả cuộc đời, hay vài tỷ để đi, còn trở về chỉ cần vaì trăm đola mua ve máy bay thôi

– Thưa Ông , với tuổi trên 60 và củng đả yên ổn tai quê nhà, theo cháu là Ông không nên đi Mỹ . ở đây ,nếu có buồn thì ông vẫn còn nghe được TIẾNG CỦA DÂN MÌNH ,còn bên đó ,hàng ngày con cháu đi làm,có cuộc sống riêng …buồn cho người già lắm Ông ơi, đi thăm chơi rồi về thôi Ông .chúc Ông sức khoẻ

– hào chú Tran minh Chu. Cháu đang sống tai MỸ,theo ý kiến cá nhân cháu thì chú nên đi du lịch cho biết nếu điều kiện kinh tế cho phép,còn để định cư thì cũng còn tuỳ,nếu tất cả con cháu của chú,đều đang sinh sống ở Mỹ,Nghĩa là đoàn tụ cùng gia đình. Còn ngoài ra,nước Mỹ không có cơ hội cho người đã có tuổi,tuổi tác, sức khoẻ và sự khác biệt về ngôn ngữ là trở ngại rất lớn

– Theo tôi NÊN ĐI CHỨ, vì nếu đi mà thấy không phù hợp, không hội nhập được, không hòa tan nổi thì về lại. Chứ ” ở nhà ru rú với mẹ biết ngày nào khôn “, dù tuổi đời đã 60 ???? ( duyquang )

– Tất cả đều trưởng thành, ông bà nên nghĩ đến thân nhân mình ở Mỹ trước, đến giờ này, sau khi thân nhân mình đóng tiền làm Visa khoảng $404 đô mỗi người, nay mới suy nghĩ nên đi hay không? Nếu không đi coi như mất phí. Cho nên suy ra, dù đi hay không, nên tự nghĩ mình có làm ” phiền ” người khác hay không, hay là cứ nhờ vã mà không suy nghĩ. Kính ( Nick Nguyen )

– Không nên đi Mỹ khi tuổi 60. Nhưng nếu người đó có tiền để chi phí cho cuộc sống hàng ngày và bảo hiểm y tế thì nên đi. Số tiền chi phí hàng tháng cho một người độc thân ở Mỹ đuợc ước tính như sau:Tiền mướn nhà (share phòng} : $500Tiền bảo hiểm y tế: $500Tiền cellular phone: $30Tiền xăng: $60Tiền thuế xe: $150Tiền ăn (nấu nướng ở nhà): $400Do đó, nếu ông ta có khoảng $1800/tháng thì nên đi. ( Dân Trương )

Ý kiến của bạn là như thế nào?

https://ift.tt/3dfFoyy

Costco có giờ mở cửa dành riêng cho người cao tuổi trước tình hình đại dịch covid-19

Theo thông tin đưa ra, công ty Costco cho biết là họ sẽ dành riêng một khoảng thời gian trong ngày chỉ để tiếp các khách hàng là những người cao tuổi trong tình hình đại dịch đang phức tạp.

 

 

Chi tiết hơn, bắt đầu từ Thứ 3, ngày 24 tháng 3, Costco sẽ dành khoảng thời gian từ 8:00 sáng đến 9:00 sáng (1 giờ đồng hồ) vào thứ 3 và thứ 5 trong tuần chỉ để dành cho khách hàng từ độ tuổi 60 trở lên.

Cũng theo thông tin thì các quầy thuốc ở bên trong Costco cũng sẽ tuân theo quy tắc này, chỉ riêng các quầy bán thức ăn tại đây sẽ vẫn mở cửa như bình thường. Quy tắc này không áp dụng cho các cửa hàng Costco dành riêng cho doanh nghiệp.

Được biết, Costco đưa ra hành động này nhằm giúp đỡ những người cao tuổi có thể dễ mua được món đồ mình muốn hơn, bởi vì trước tình hình dịch COVID-19 như hiện nay, mọi người đều đổ xô đi mua sắm và những người khỏe mạnh thường nhanh tay hơn và khi những người cao tuổi đến nơi thì đã trống rỗng.

Ngoài ra một lý do khác nữa là, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến những người lớn tuổi nghiêm trọng hơn người bình thường. Theo thống kê thì rủi ro người cao tuổi mắc phải sẽ cao gấp đôi, do đó tâm lý lo sợ đã khiến họ ngại đi mua sắm.

Kết quả hình ảnh cho Costco có giờ mở cửa dành riêng cho người cao tuổi trước tình hình đại dịch covid-19

Được biết thì ngoài Costco, cũng có một số nơi khác có giờ riêngm hoặc ưu tiên dành cho người lớn tuổi.

 

Nhật Long (Việt Page News)

https://ift.tt/33CmVI6

Tiếp xúc gần với Bác sĩ nhiễm COVID-19, bà Merkel phải tự cách ly

Bà Merkel hiện đang phải tự cách ly tại nhà vì đã tiếp xúc với người nhiễm COVID-19. Theo thông tin mới nhất tối ngày hôm qua, thủ tướng Đức Angela Merkel đã phải tự cách ly tại nhà vì đã trực tiếp tiếp xúc với người nhiễm COVID-19.

 

 

Vào ngày thứ Sáu vừa qua, thủ tướng Đức có lịch tiêm phòng và vị bác sĩ tiêm phòng cho bà chiều nay đã được xác nhận nhiễm COVID-19.

Vì vậy, hiện thủ tướng Đức đang tự cách ly tại nhà và sức khỏe của Bà vẫn ổn định

Kết quả hình ảnh cho Tiếp xúc với người nhiễm virus corona, bà Merkel phải tự cách ly
Quy định mới ở Đức
Chiều hôm qua, chủ nhật ngày 22.03 Thủ tướng Đức Angela Merkel và thống đốc 16 tiểu bang đã có buổi họp trực tuyến.

Kết quả buổi họp, bà Merkel và các thống đốc bang KHÔNG PHONG TỎA TOÀN QUỐC nhưng đã ra quy định CẤM TIẾP XÚC và yêu cầu người dân nghiêm túc thực hiện.

Kết quả hình ảnh cho Tiếp xúc với người nhiễm virus corona, bà Merkel phải tự cách ly

Quy định nêu rõ:
1. Không được phép gặp gỡ/ tụ họp trên 2 người, trừ các thành viên trong gia đình
2. Khoảng cách khi ở ngoài nơi công cộng ít nhất 1,5m
3. Nhà hàng, quán ăn bắt buộc phải đóng cửa, ngoại trừ các dịch vụ giao đồ ăn tại nhà
4. Các cửa hàng về dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sắc đẹp, mat-xa, xăm hình NGAY LẬP TỨC ĐÓNG CỬA
Người dân vẫn được phép ra ngoài trong các trường hợp:

Đi làm, mua thực phẩm, đồ ăn

Đi khám bệnh

Tập thể dục bên ngoài một mình hoặc với người sống cùng nhà

Giúp đỡ người khác

Quy định trên áp dụng cho tất cả người dân trên toàn nước Đức cho 2 tuần tới nếu ai vi phạm, cảnh sát và nhân viên trật tự sẽ có quyền phạt nặng.

 

         ©Vũ Thu Hương- Báo TINTUCVIETDUC

https://ift.tt/2QFgAGu

Bệnh viện London “thất thủ”, y tá kiệt sức trùm túi rác làm việc do đồ bảo hộ thiếu trầm trọng

Theo Telegraph đưa tin, bệnh viện Northwick Park ở London, Anh đã trở thành nơi đầu tiên quá tải vì số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 tăng quá nhanh.

 

Tình hình dịch Covid-19 tại Anh đang có những bước chuyển biến đầy lo ngại. Số liệu thống kê từ bộ Y tế Anh cho thấy tính tới ngày 22/3, đã có 5.683 người bị nhiễm và 281 người qua đời, và những con số được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng thêm.

Hệ quả của đại dịch bắt đầu hiện ra rất rõ. Telegraph đưa tin, mới đây một bệnh viện lớn ở thị trấn Harrow, ngoại ô London đã trở thành nơi đầu tiên bị quá tải vì dịch bệnh. Họ không có đủ giường chăm sóc đặc biệt (ICU), cũng không đủ trang thiết bị bảo hộ trước sự tăng lên quá nhanh của các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Đến nỗi, các y tá kiệt sức và phải trùm túi rác khi làm việc, bởi không có đủ trang bị bảo hộ.

Cụ thể, nơi được nhắc đến trong câu chuyện là bệnh viện Northwick Park. Được biết, đã có 6 người qua đời tại bệnh viện này, cùng hàng chục người khác gặp vấn đề về hô hấp và đòi hỏi cần chăm sóc đặc biệt. Tình trạng quá tải tại đây được tạm thời giải phóng sau 24h, khi nhiều bệnh nhân chuyển tới các bệnh viện lân cận. Tuy nhiên, một y tá giấu tên chia sẻ với Telegraph thì chỉ trong vài giờ kế tiếp, "bệnh viện lại cháy phòng".

Nữ y tá cũng chia sẻ về sự thiếu thốn dụng cụ bảo hộ. Khẩu trang, áo và găng tay bảo hộ đều không đủ, khiến họ buộc phải trùm tạm túi rác để đảm bảo an toàn cho bản thân.

"Chúng tôi buộc phải ứng biến. Chẳng có lựa chọn nào khác, nếu không thì bản thân chúng tôi cũng có thể nhiễm virus."

"Chúng tôi cần đồ bảo hộ ngay bây giờ, nếu không y bác sĩ có thể sẽ chết. Đơn giản vậy thôi."

"Chúng tôi còn đang chữa cho các đồng nghiệp sau khi họ nhiễm virus từ bệnh nhân. Vậy là sao chứ? Có rất nhiều người trẻ ở đây cần đến máy thở, nhiều người bị hen suyễn hoặc tiểu đường. Họ cứ liên tục ho mà chẳng cách nào ngưng lại."


"Chúng tôi cũng không thể làm gì nhiều để giúp họ thở dễ hơn. Đôi khi, cơ thể bệnh nhân ngưng phản ứng, và họ ra đi mãi. Chúng tôi chẳng thể cứu được họ."

"Cay đắng hơn là chúng tôi không thể cho phép người thân của họ đến nói lời tiễn biệt."

"Người nhà cũng không muốn chúng tôi quay về, vì sợ rằng sẽ mang theo dịch bệnh. Chúng tôi có thể làm gì đây? Có quá nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang đến. Chúng tôi vẫn phải gượng mỉm cười, nhưng bên trong đang hoảng sợ. Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo nữa."

Mối lo cho toàn quốc
Việc thiếu hụt các giường bệnh chăm sóc đặc biệt đang trở thành vấn đề gây lo ngại nhất trong đại dịch virus corona tại Anh. Nhiều khu vực đang được tái cơ cấu, nhân viên y tế được đào tạo nhiều hơn để giải quyết câu chuyện này. Các nhà chức trách cho biết, số lượng giường chăm sóc đặc biệt cần phải tăng lên ít nhất là vài lần so với hiện tại.

"Cứ nghĩ đến việc chúng ta đang ở vùng trũng đón virus thì thật là kinh hoàng," - một quan chức y tế cho biết.

"Chúng ta có khả năng phải sớm áp trần tuổi được chăm sóc đặc biệt. Đó là những gì Ý đã làm - đặt trần tuổi là 60, và chúng ta có thể phải làm chuyện tương tự."

"Chúng ta chẳng có cách nào để tăng quy mô giường bệnh đến mức đủ cả."

"Các khu vực ngoài London có thể đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất - có thể sớm 1 - 2 tuần so với cả nước. Tôi đã từng bác bỏ sự nghiêm trọng của virus này vài tuần trước, nhưng giờ không thể nữa."

 

Theo Trí thức trẻ

https://ift.tt/3afCA2s

Quốc hội Pháp phê chuẩn dự luật y tế khẩn cấp chống dịch COVID-19

Quốc hội Pháp ngày 21/3 đã thông qua dự luật phòng chống dịch COVID-19, cho phép thiết lập tình trạng y tế khẩn cấp.Theo phóng viên đưa tin tại Paris, dự luật này cho phép Chính phủ hạn chế tối đa các quyền tự do công dân, thông qua lệnh phong tỏa, giới nghiêm, trưng dụng tài sản… và có thời hạn 2 tháng, với mục đích duy nhất là chấm dứt thảm họa y tế.

 

 

Bộ Quốc phòng Pháp cho biết bệnh viện quân sự dã chiến ở thành phố Mulhouse dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầu tuần tới. Bệnh viện cung cấp 30 giường, với đội ngũ y tế khoảng 100 người. Trong khi đó, Bộ Nội vụ thông báo sẽ siết chặt hơn nữa việc kiểm soát đi lại tại các ga tàu và sân bay. Hiện chỉ còn 15% số chuyến tàu cao tốc ở Pháp tiếp tục hoạt động.

Một số thành phố ở Pháp đã quyết định thiết lập lệnh giới nghiêm đối với cư dân địa phương kể từ đêm 21/3. Mọi di chuyển không được phép sẽ bị cấm từ 22h đêm hôm trước đến 5h sáng hôm sau, thậm chí từ 20h đến 6h. Những người vi phạm phải chịu mức phạt 135 euro.

* Chính phủ Anh ngày 22/3 đã khuyến cáo 1,5 triệu người có nguy cơ cao nhất mắc COVID-19 ở nước này cần ở trong nhà trong ít nhất 12 tuần. Theo đó, những người có các bệnh lý nền như ung thư xương, ung thư máu, xơ nang, hoặc những người đã phẫu thuật ghép tạng được giới chức y tế khuyến cáo làm tất cả những gì có thể để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có cả việc ở nhà trong thời gian dài.

Nhà chức trách Anh thông báo sẽ sớm công bố một đường dây nóng chuyên trách và thu xếp việc giao hàng nhu yếu phẩm và thuốc men cho những người thuộc các nhóm dễ bị tổn thương.

 

Kết quả hình ảnh cho Quốc hội Pháp phê chuẩn dự luật y tế khẩn cấp chống dịch COVID-19

* Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, Chính phủ liên bang Đức đang lên kế hoạch lập quỹ trị giá 600 tỷ euro.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo Handelsblatt của Đức ngày 21/3 đưa tin dự luật lập Quỹ ổn định kinh tế (WSF) dự kiến được Nội các Đức thông qua trong ngày 23/3. Phần lớn quỹ này được dành cho bảo lãnh nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động thanh khoản và hỗ trợ tái cấp vốn trên thị trường. Thời hạn của các bảo lãnh và các khoản nợ được đảm bảo không vượt quá 60 tháng. Tuy nhiên, khi họp bàn để thông qua, Nội các Đức có thể điều chỉnh mức tiền và khung thời gian cụ thể.

Trong khi đó, theo báo Bild, trong tính toán cho ngân sách bổ sung, Chính phủ Đức nhận định nền kinh tế đầu tàu châu Âu sẽ suy giảm 5% trong năm nay do hậu quả của dịch COVID-19. Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz đang lên kế hoạch cho ngân sách bổ sung với khoản nợ mới là 156 tỷ euro. Theo kế hoạch tài chính của ông Scholz, Đức sẽ phải mất 20 năm bù đắp các khoản vay để ứng phó với dịch bệnh. Ngân hàng trung ương Bundesbank cũng nhận định nền kinh tế Đức khó có thể tránh được suy thoái.

* Tại Tây Ban Nha, riêng trong ngày 21/3, số ca qua đời ở nước này đã tăng 32% mức cao nhất ở châu Âu sau Italy. Đa số trường hợp qua đời  là những người trên 70 – 80 tuổi. Thủ đô Madrid của Tây Ban Nha tiếp tục là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19.

Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Chính phủ Tây Ban Nha đã ban bố lệnh giới nghiêm đối với hơn 46 triệu người dân nước này, theo đó người dân chỉ được phép ra ngoài để thực hiện những nhiệm vụ thiết yếu, mua thực phẩm, hoặc vì lý do y tế.

 

Nguồn: baotintuc.vn

https://ift.tt/2WCNUlA

Thủ tướng Úc tuyên bố: Đại dịch Covid là “khủng hoảng trăm năm có một”

Trước việc số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 gia tăng, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã phải lên tiếng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng bởi đại dịch được cho là 100 năm mới xảy ra một lần.

 

 

“Chúng ta không nhìn thấy một hiện tượng tương tự tại Úc kể từ sau Thế chiến I… Đây là cuộc khủng hoảng 100 năm mới xảy ra một lần”, Thủ tướng Scott Morrison nói trong cuộc họp báo hôm qua.

“Cuộc sống đang thay đổi tại nước Úc, cũng như đang thay đổi khắp thế giới. Nó sẽ còn tiếp tục thay đổi”, ông Morrison nói thêm, cho rằng cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể kéo dài trong ít nhất là 6 tháng hoặc lâu hơn nữa.

Các cảnh báo trên diễn ra trong bối cảnh số người mắc Covid-19 tại Úc tiếp tục tăng. Tính tới ngày 22/3, Úc đã ghi nhận hơn 1200 ca nhiễm Covid-19 và 7 ca qua đời.

Ông Morrison cũng kêu gọi người dân ngừng tích trữ hàng hóa trước bối cảnh các kệ hàng ở những siêu thị liên tục hết hàng.

Trước đó, hàng loạt các video đã được lan truyền trên mạng quay cảnh tại các siêu thị mọi người giành giật đồ nhu yếu phẩm như giấy vệ sinh.


Kệ hàng trống trơn tại một siêu thị ở Australia (Ảnh: Guardian)

“Hãy dừng ngay những hành động không cần thiết và vô ích đó lại. Tôi thực sự thất vọng khi lần đầu tiên phải chứng kiến những người Úc hành xử như vậy để đối phó với đợt khủng hoảng lần này. Những hành động như vậy không phải là chúng ta hàng ngày”, ông nói.

Trước hàng loạt chỉ trích từ giới chuyên gia y tế về sự chậm chễ thực hiện các biện pháp cách ly quyết liệt để bảo vệ cộng đồng, Thủ tướng Morrison mới đây cũng đã ban hành chỉ thị cấm các cuộc tụ tập không cần thiết với quy mô trên 100 người. Tuy nhiên, dù hạn chế sự đi lại của mọi người nhưng các trường học vẫn được mở cửa bình thường bởi trước đó chính quyền Canberra cho rằng trẻ em là nhóm sẽ ít bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

 

Theo Dân trí

https://ift.tt/3a7wxNv

Ca nhiễm Covid-19 thứ 100: Được hướng dẫn cách ly tại nhà nhưng vẫn đi lễ 5 lần/ngày

Trong số các ca nhiễm Covid-19 mới được xác định ngày 22/3 tại Việt Nam, có trường hợp bệnh nhân thứ 100 là cực kì phức tạp.

Bộ Y tế tối 22/3 thông báo có thêm 14 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước ta lên 113 người. Trong đó, 17 người đã chữa khỏi.

Theo kết quả xét nghiệm nhận được lúc 20h ngày 22/3/2020 từ Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, đã xác định được 7 bệnh nhân mắc COVID-19 tại TPHCM và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Trong đó, ca bệnh thứ 100 (BN100) là nam, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở quận 8, TP.HCM được xem là rất phức tạp. Người này có tiền sử bệnh đái tháo đường và viêm khớp.

Ca nhiễm Covid-19 thứ 100: Được hướng dẫn cách ly tại nhà nhưng vẫn đi lễ 5 lần/ngày

Ảnh minh họa

Ngày 03/3/2020, bệnh nhân từ Kuala Lumpur - Malaysia về Việt Nam trên chuyến bay của hãng hàng không AsiaAir số hiệu AK524. Bệnh nhân được hướng dẫn tự cách ly tại nhà.

Tuy nhiên trong thời gian từ ngày 04/3/2020 đến ngày 17/3/2020, bệnh nhân có đi lễ 5 lần/ngày tại Thánh đường Hồi giáo Jamiul Anwar - số 157B/9 Dương Bá Trạc, Phường 1, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 18/3/2020, mặc dù bệnh nhân chưa có dấu hiệu bệnh, nhưng được Trung tâm Y tế Quận 8 lấy mẫu giám sát theo nhóm đối tượng dự lễ hội từ Malaysia. Viện Pasteur TPHCM kết luận mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày 22/3/2020.

Hiện bệnh nhân được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.

Thùy Dương/ Người Đưa Tin

 

 

https://ift.tt/2UH6nuH

lộ tin nhiều người giàu ở Mỹ được xét nghiệm virus, người nghèo thì xếp hàng

Các ngôi sao, chính trị gia và vận động viên chuyên nghiệp người Mỹ tuần này đã khiến nhiều người nổi giận khi tiết lộ họ được xét nghiệm Covid-19 mà không cần có triệu chứng.

 

 

Điều này đang thúc đẩy một niềm tin cho rằng những người giàu có và quyền lực ở Mỹ đã có một đặc quyền, được "lên hàng đầu" để xét nghiệm Covid-19 trong bối cảnh quốc gia này đang thiếu hụt năng lực xét nghiệm cần thiết.

Dịch bệnh đang lây lan nhanh chóng ở Mỹ và tính đến sáng ngày 22/3, đã có 29.235 ca nhiễm được xác nhận trên khắp các bang, với 371 trường hợp tử vong.

Nhieu nguoi giau o My duoc xet nghiem virus, nguoi ngheo thi xep hang hinh anh 1 19testingWeb_jumbo.jpg

Nhân viên y tế lấy mẫu dịch hô hấp của một người lái xe tới trạm xét nghiệm lưu động. Ảnh: New York Times.

Người nghèo Mỹ gặp khó khi muốn xét nghiệm
Nhiều người Mỹ cho biết họ gặp khó khăn trong việc xét nghiệm, bị từ chối vì không có triệu chứng rõ ràng hoặc phải chờ rất lâu mới được xét nghiệm. Và việc những người nổi tiếng được xét nghiệm dễ dàng đã làm dấy lên quan ngại về sự bất bình đẳng trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Mỹ, khi những người có khả năng tài chính sẽ nhận được một dịch mức độ dịch vụ khác.

Khi được hỏi về vấn đề này hôm 18/3, Tổng thống Donald Trump cho rằng những người giàu có và quan hệ rộng không nên được ưu tiên xét nghiệm Covid-19, tuy nhiên ông Trump - một người cũng giàu có và quan hệ rộng - thừa nhận rằng những người nổi tiếng đôi khi nhận được đặc quyền.

"Có lẽ chuyện đời luôn là vậy. Điều đó đôi khi vẫn xảy ra. Và tôi cũng để ý thấy rằng có vài người được xét nghiệm khá nhanh", ông Trump nói.

Hôm 18/3, đội bóng rổ Brooklyn Nets cho biết toàn bộ các thành viên của đội đã được xét nghiệm Covid-19 vào tuần trước, khi trở về từ San Francisco sau trận đấu với đội Golden State Warriors. Brooklyn Nets tìm ra một phòng xét nghiệm tư nhân có thể làm việc này, và thông báo rằng có 4 thành viên của đội, bao gồm cả ngôi sao All-Star Kevin Durant, dương tính với virus corona.

Mặc dù không có nguồn lực công nào được sử dụng trong trường hợp này, nó vẫn khiến nhiều người đặt câu hỏi về hệ thống y tế của Mỹ, trong đó có Thị trưởng New York, ông Bill de Blasio.

"Chúng ta chúc họ hồi phục nhanh chóng. Nhưng, với tất cả sự tôn trọng, cả một đội NBA không nên được xét nghiệm Covid-19 trong khi có những bệnh nhân nguy kịch đang chờ được xét nghiệm. Xét nghiệm không nên dành cho người giàu có, mà phải cho người bị ốm", ông de Blasio viết trên Twitter.

Ông de Blasio là người của đảng Dân chủ và ủng hộ các kế hoạch cải cách y tế của Thượng nghị sĩ Bernie Sanders.

Nhieu nguoi giau o My duoc xet nghiem virus, nguoi ngheo thi xep hang hinh anh 2 18virus_elite_jumbo_v2.jpg

4 thành viên của đội bóng rổ Brooklyn Nets, trong đó có ngôi sao Kevin Durant (ngồi giữa), dương tính với Covid-19. Ảnh: AP.

Robin Fraser, một phụ nữ 30 tuổi bị đau cơ xơ hoá và rối loạn tự miễn dịch khiến cô có nguy cơ cao bị biến chứng nếu nhiễm virus corona. Sốt và ho từ tuần trước, và được bác sĩ khuyên đi xét nghiệm nhưng khi tới nơi cô được thông báo rằng hiện không có đủ bộ kit xét nghiệm, vì vậy cô không thể được kiểm tra xem đã nhiễm virus hay chưa.

"Điều đó thật không công bằng", cô Fraser nói.

Trên mạng, Fraser thấy những người nổi tiếng và chính trị gia được xét nghiệm, và cô thấy buồn vì điều đó.

"Tại sao họ lại được đưa lên đầu hàng? Những người như tôi, người bình thường, bị đẩy về phía sau của hàng. Tại sao thành viên quốc hội được xét nghiệm còn chúng tôi không thể?", Fraser bức xúc.

Năng lực xét nghiệm của Mỹ đang tăng, nhưng chưa đủ nhanh
Sự giận dữ của công chúng do khó khăn tiếp cận xét nghiệm đã bắt đầu thành hình kể từ khi Mỹ ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm Covid-19 hôm 20/1. Lô bộ dụng cụ xét nghiệm đầu tiên được phát triển bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC) bị lỗi khiến năng lực xét nghiệm ban đầu ở Mỹ bị hạn chế đáng kể.

Thêm vào đó, chính phủ đưa ra tiêu chí khá nghiêm ngặt cho việc xét nghiệm, yêu cầu người bệnh phải có đủ triệu chứng, có lịch sử đi lại tới vùng dịch, khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong việc đi xét nghiệm virus. Thậm chí đến khi được lấy mẫu dịch hô hấp, người xét nghiệm vẫn phải chờ kết quả rất lâu trong bối cảnh các phòng thí nghiệm bị quá tải.

Để gỡ nút thắt này, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thông báo sẽ cho phép một số phòng xét nghiệm tư nhân lớn phát triển bộ xét nghiệm Covid-19, và giảm bớt các quy định chặt chẽ trước đây về việc khi nào có thể đưa các bộ xét nghiệm ra thị trường. (FDA nổi tiếng khắt khe trong các yêu cầu thử nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm).

Trong vòng 2 tuần qua, sự cởi trói này đã dẫn dến việc năng lực xét nghiệm được gia tăng, nhưng là với các phòng xét nghiệm tư nhân. Những cơ sở này cũng không bị ràng buộc bởi tiêu chí mà CDC đưa ra để xét nghiệm bệnh nhân, và ai cũng có thể xét nghiệm nếu chi trả đủ tiền.

LabCorp là một công ty xét nghiệm tư nhân lớn ở Mỹ, họ bắt đầu cung cấp dịch vụ xét nghiệm Covid-19 từ ngày 5/3. Quest Diagnostics, một công ty lớn khác, cũng bắt đầu làm việc này từ ngày 9/3.

LabCorp cho biết họ sẽ có thể thực hiện 10.000 ca xét nghiệm Covid-19 mỗi ngày, tính tới cuối tuần này và nâng gấp đôi năng lực, lên 20.000 xét nghiệm mỗi ngày, vào cuối tháng.

Nhieu nguoi giau o My duoc xet nghiem virus, nguoi ngheo thi xep hang hinh anh 3 merlin_170732331_ee851af9_9207_4fe3_97cc_d281befb11fc_jumbo.jpg

Time Square tại thành phố New York tối ngày 18/3. Bang này đã có 10.000 ca nhiễm. Ảnh: New York Times.

Để so sánh, CDC và các phòng xét nghiệm của chính phủ Mỹ mới chỉ thực hiện tổng cộng 30.000 xét nghiệm trong vòng 8 tuần kể từ khi Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước Mỹ, theo số liệu của các nhà nghiên cứu Đại học Johns Hopkins.

Trong thời gian này, thay vì khuyến cáo mọi người đi xét nghiệm Covid-19, giới chức Mỹ yêu cầu người bệnh ở tại nhà nếu có triệu chứng, và chỉ đi xét nghiệm khi họ thấy khó thở, theo New York Times.

Xét nghiệm dịch tễ - quá trình sàng lọc và xác định những người tiếp xúc với người bệnh, rồi sau đó xét nghiệm và cách ly họ - là cách duy nhất để phá vỡ hoàn toàn chuỗi lây nhiễm, theo tiến sĩ Adhanom Ghebreyesus Tedros, Tổng giám đốc WHO. Nếu việc này không được thực hiện, virus sẽ bùng phát trở lại ngay khi các yêu cầu cách ly xã hội được nới lỏng.

 

Theo TINTUCNUOCMY.COM

https://ift.tt/2wtYNeE

Hơn 50 cảnh sát New York mắc Covid-19

Chánh thanh tra Sở Cảnh sát New York xác nhận, hơn 50 sĩ quan cảnh sát của sở này đã mắc dịch bệnh Covid-19, nhưng chỉ một người nhập viện.

 

 

Fox News đưa tin, lực lượng cảnh sát lớn nhất nước Mỹ đang đối mặt với sự gia tăng đột ngột về số người mắc Covid-19, trong đó phân khu 1 tại quận Manhattan bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Hơn 50 cảnh sát New York mắc Covid-19 - ảnh 1

Cảnh sát trên đường phố New York (Ảnh: Reuters)

Theo nguồn tin trên, có tới 31 cảnh sát của phân khu 1 đã dương tính với COVID-19 chiếm 17% nhân sự, khiến Sở cảnh sát New York phải điều đơn vị khác vào bổ sung.

Chánh thanh tra Sở cảnh sát New York Dermot Shea cho hay sở này đang sắp xếp lịch trình làm việc, tăng cường vệ sinh cơ sở vật chất và rằng có một nhóm bác sĩ ra quyết định về việc cảnh sát nào nên ở nhà.

"Mỗi khi nhận được các cuộc gọi tới đơn vị báo ốm, trên cơ sở từng trường hợp, chúng tôi xem xét các yếu tố và đưa ra quyết định. Và chúng tôi phải đưa mọi người đi cách ly khi họ không có các triệu chứng vì tiếp xúc gần", ông Shea nói.

Tuy nhiên, nghiệp đoàn cảnh sát nói rằng Sở cảnh sát New York không cung cấp thiết bị bảo vệ phù hợp cho các cảnh sát hoặc khử trùng thiết bị.

Kết quả hình ảnh cho Hơn 50 cảnh sát New York mắc Covid-19

Một số cảnh sát nói với Fox News rằng họ lo ngại về việc gia đình bị nhiễm virus.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp tại Mỹ, với số ca nhiễm tăng nhanh mỗi ngày. Mỹ cho tới nay đã ghi nhận trên 26.000 trường hợp mắc Covid-19 và 326 ca tử vong.

New York là bang có nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất trên toàn quốc với hơn 10.300 ca đã được xác nhận, cao hơn gấp 6 lần bang đứng thứ 2 - Washington. Bang New Jersey và California lần lượt đứng thứ 3, 4 trong danh sách các bang nhiều ca Covid-19 nhất.

 

An Bình

Theo Fox

https://ift.tt/2WA6SJm

Bài chia sẻ cho những ai sắp qua Mỹ định cư, mà sống chung với người bảo lãnh

Rất nhiều gia đình giận hờn nhau, trách móc nhau, thù ghét nhau, chỉ vì có người bên Việt Nam mới qua Mỹ định cư. Nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra, để rồi có những gia đình tan nát, không nhìn mặt nhau nữa.Sau đây là vài điều tôi muốn chia sẻ, hy vọng sẽ giúp các bạn phần nào, vượt qua cái buổi ban đầu vừa đặt chân đến đất lạ quê người.

 

 

Cuộc sống ở Mỹ thích nói thẳng, nói thật. Nên khi bạn làm điều gì sai, người bảo lãnh sẽ nói liền cho bạn biết, bạn hiểu, để bạn mau hoà nhập, chứ không ai muốn chê bạn xấu, muốn tìm những cái sai của bạn để nói. Thời gian rất quý, không ai rảnh để đi làm mấy chuyện đó. Họ bảo lãnh mình qua, là cả một trách nhiệm rất nặng nề. Thay vì giận hờn, tự ái, sao bạn không tự mình nhìn ra cái sai để sửa để dễ hoà nhập hơn.


Nếu bạn nghĩ có những điều mình cho là đúng. Tôi nói là bạn cho là đúng chứ thật tình chưa chắc bạn đúng. Vì bạn mới qua, có biết gì ráo trọi đâu. Người bảo lãnh nói bạn mà bạn không nghe, còn cho mình là đúng. Bạn không nghe, để bụng, không làm theo, và vào phòng to nhỏ với chồng con. Mà chồng con cũng mới qua luôn, nên họ cũng cho bạn là đúng. Và từ đó, gia đình bạn sẽ nói người bảo lãnh, sao quá khó khăn và ganh ghét gia đình bạn.

Nhiều lúc, bạn thích nghe và tin người ngoài hơn người trong gia đình. Bạn đi chợ, đi học, đi công chuyện, tình cờ gặp người Việt, bạn xin số phone. Tối về gọi tâm sự. Rồi họ xúi bạn đi xin quyền lợi này, quyền lợi kia. Bạn đâu biết mỗi người mỗi cảnh. Nếu bạn đủ tiêu chuẩn, thì người bảo lãnh đã chở gia đình bạn đi xin rồi. Đâu đến lượt họ xúi bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng, người bảo lãnh, đã ăn chặn hết những quyền lợi đó, mà nên tự hỏi, bạn có hội đủ điều kiện để nhận được những quyền lợi đó hay không nhé.

Người bảo lãnh đi làm về nhà đã mệt. Mà nếu thấy gia đình bạn, mặt nặng mặt nhẹ. Hờn khóc, bỏ cơm, ở trong phòng khoá trái cửa, thì ai mà chịu nổi. Bạn có chuyện gì thì phải nói. Chứ im thin thít khóc lóc, gọi về Vn nói hành nói tỏi, thì người bảo lãnh điên lên. Mà khi ai điên lên, cũng nói những lời khó nghe. Và bạn sẽ nghe câu: Đồ vô ơn.

Nếu gia đình bạn buồn chán, thấy cuộc sống mới không bằng ở Vn, bạn nên mua vé máy bay về liền. Chứ hôm nay doạ, ngày mai doạ mà chẳng thấy về. Rồi còn khoe, ở Việt Nam là ông này bà nọ. Có ai kê súng vào đầu bạn bắt bạn đi Mỹ đâu. Hay chính bạn cũng tham, muốn có nhiều hơn thế nữa. Người ta đã khó khăn lắm mới bảo lãnh bạn qua được, mà giờ nghe bạn đòi về, thử hỏi, ai còn kiên nhẫn để khuyên bạn ở lại là hay lắm đó. Chứ không, bạn sẽ nghe: Muốn về thì về đi đâu ai cản. Nói hoài nhức cái đầu.

Ai cũng có cuộc sống riêng. Nếu người bảo lãnh cho bạn ở chung, lo mọi chi phí bước ban đầu, đến khi gia đình bạn đi làm, có khả năng tự lập, nên dọn ra ở riêng. Bạn không nên đòi hỏi quá nhiều ở người bảo lãnh. Bạn cũng đừng buồn khi người bảo lãnh muốn bạn dọn ra. Hãy đặt mình vào họ, thì bạn mới hiểu hết, người bảo lãnh đáng thương như thế nào.

Bạn không nên ăn mặc chưng diện không đúng cách. Cũng không nên đeo vòng vàng loè loẹt như ở Việt Nam. Bên đây, thường người ta ít ai đánh giá bạn giàu có qua cách ăn mặc như vậy. Khi nào bạn mua được nhà đẹp, lái xe sang, tự nhiên sẽ có người nể bạn liền. Nếu bạn ăn mặc như vậy mà ra đường, bạn sẽ thường nghe: Việt Nam mới qua kìa...Mà cũng kì kì, khi gia đình bạn đang ăn nhờ ở đậu nhà người bảo lãnh, mà ăn mặc như vậy, dễ làm ngứa mắt người ta lắm. Thấy mà mắc ghét.

Kết quả hình ảnh cho Bài chia sẻ cho những ai sắp qua Mỹ định cư, mà sống chung với người bảo lãnh

Bạn cũng đừng so sánh, bạn bè của bạn may mắn có người bảo lãnh giàu có, nên họ sướng hơn bạn. Mà hãy nghĩ rằng, người bảo lãnh của bạn, tuy vẫn không giàu có hơn những người kia, nhưng họ vẫn cố gắng bằng mọi cách bảo lãnh bạn qua đây. Nghĩa là, tấm lòng và tình yêu thương của họ quá lớn. Bạn có hiểu ra điều đó không.

Nếu bạn qua Mỹ, bán nhà bán đất đem tiền qua theo. Có khi bạn lại có nhiều tiền hơn cả người bảo lãnh. Hà cớ gì, bạn lại không dám chi tiền ra, để phụ chia sẻ cùng với người đã bảo lãnh bạn. Đùng một cái, khi dọn ra ở riêng, bạn đòi mua nhà mua xe. Bạn có hiểu, cái cảm giác của người bảo lãnh như thế nào không. Hay bạn cũng mới học được vài câu tiếng Mỹ: I dont care.

Không có gì tốt hơn, là chính mình phải bước đi lên bằng chính đôi chân của mình. Đừng dựa vào người khác, vì khi họ ngã mình sẽ ngã theo. Đừng đổ lỗi cho ai, cho bất cứ điều gì, để biện hộ, đổ thừa, than trách người khác. Biết bao nhiêu người muốn qua Mỹ mà không được. Và cũng nhiều người đã không may mắn đến được nơi này.

Bạn và gia đình bạn đã đến được đây, hãy cố gắng học hỏi, vượt qua những khó khăn, chịu khó chịu thương, trước sau gì, tương lai tốt đẹp sẽ chờ bạn phía trước.

Có những lúc, bạn nên biết lùi lại vài bước, để bạn bước tới mạnh mẽ hơn.

Thuỷ chung mà nói, người bảo lãnh, chịu quá nhiều hy sinh và chịu nhiều trách móc từ những người thân. Họ biết vậy mà họ vẫn bảo lãnh đem qua. Đó là tại vì, trong họ, máu đang chảy, chan chứa đầy sự thương yêu máu mủ gia đình.

 

Theo: Khánh Đặng - CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI MỸ

https://ift.tt/2J3H0xF

Khoảng nửa triệu người Canada xin trợ cấp thất nghiệp EI tuần rồi

Chỉ riêng trong tuần rồi, khoảng nửa triệu người đã nộp đơn xin hưởng phúc lợi bảo hiểm thất nghiệp (EI) — một con số được thủ tướng Justin Trudeau ‘có tính lịch sử’ thể hiện đúng tác động kinh tế của dịch bệnh COVID-19.

 

 

Hôm thứ Sáu 20/3/2020, Bộ lao động và phát triển xã hội Canada cho biết bộ đã nhận được khoảng 500 ngàn đơn xin EI trong vòng 4 ngày qua, so với chỉ có 27000 đơn trong cùng tuần năm ngoái.

Theo cơ quan Thống kê Canada, số đơn xin EI tuần rồi cũng cao gấp đôi so với số đơn của cả tháng 3 năm 2019, khi có khoảng 244000 đơn.

Số đơn tuần rồi bao gồm cả đơn EI thông thường lẫn đơn EI nghỉ bệnh.


Cảnh xếp hàng tại một văn phòng Service Canada ở Montreal hôm 19/3/2020. (Ảnh: Paul Chiasson / The Canadian Press)

Nhà kinh tế học Trevor Tombe tại Đại học Calgary lưu ý rằng 500000 việc làm tương đương với 2.6% tổng số việc làm ở Canada, tương đương với tỷ lệ mất việc làm vào tháng 7 năm 1932, tháng có số việc làm thấp nhất trong thời kỳ Đại Suy thoái. “Tôi thấy có vẻ đây là cú sốc tiêu cực trầm trọng nhất mà chúng ta từng chứng kiến,” ông viết trên Twitter.

Hàng ngàn người Canada đã tạm thời bị cho nghỉ việc khi nơi làm việc của họ đóng cửa trong lúc toàn xã hội nỗ lực làm chậm sự lây lan của COVID-19. Các nhà hàng và nơi công cộng như thư viện và bảo tàng đã đóng cửa, khiến nhân viên mất việc. Nhiều người khác, với thu nhập gắn liền với các cuộc tụ họp lớn như các buổi trình diễn ca nhạc, hội nghị hoặc lễ hội, đã bị hủy hàng loạt hợp đồng và lâm vào cảnh chật vật.

Chính phủ liên bang đã công bố kế hoạch hỗ trợ tài chính mới cho người dân Canada hôm thứ Tư 18/3/2020. Bất cứ ai được chỉ thị phải tự cách ly hoặc kiểm dịch sẽ không phải đợi một tuần như thường lệ mới được hưởng phúc lợi EI vì bệnh tật. Những người nộp đơn xin phúc lợi bệnh tật cũng sẽ không còn cần phải nộp giấy xác nhận của bác sĩ.

Kết quả hình ảnh cho Khoảng nửa triệu người Canada xin trợ cấp thất nghiệp EI tuần rồi

Chính phủ cũng đã công bố một phúc lợi chăm sóc khẩn cấp mới và một phúc lợi trợ giúp khẩn cấp.
Phúc lợi chăm sóc khẩn cấp sẽ cấp tới tối đa 900 đô la mỗi hai tuần cho những người Canada không đủ điều kiện hưởng EI, nhưng bản thân họ bị bệnh, chăm sóc cho những người bị bệnh hoặc chăm sóc con cái không thể đi học do trường đóng cửa. Phúc lợi này kéo dài tới tối đa 15 tuần.Phúc lợi trợ giúp khẩn cấp sẽ trợ cấp (mức tiền chưa được tiết lộ) cho những người lao động thất nghiệp không đủ điều kiện nhận EI.

 

Canada Info.

https://ift.tt/2Uw4cdd