Cụ thể, mọi chuyện đến từ một bài tweet trên Twitter của KLM chi nhánh Ấn Độ, về một thông tin tưởng như cực kỳ hữu ích là: chỗ ngồi an toàn nhất khi đi máy bay.
Trong cuộc sống, chúng ta cần hiểu rằng có những điều không thể nói bừa mà phải chọn đúng nơi đúng chỗ, bất kể điều đó là sự thật hay không. Tuy nhiên, đôi khi nhiều người trong chúng ta quên mất điều đó, và rồi để lại những lần "vạ miệng" với nhiều hậu quả khác nhau, giống như cách mà KLM - hãng hàng không của Hà Lan mới gặp phải thời gian gần đây.
Cụ thể, mọi chuyện đến từ một bài tweet trên Twitter của KLM chi nhánh Ấn Độ, về một thông tin tưởng như cực kỳ hữu ích là: chỗ ngồi an toàn nhất khi đi máy bay.
Chi tiết đoạn tweet của @KLMIndia từ USA Today
"Theo một nghiên cứu từ TIME, tỷ lệ tử vong khi ngồi giữa máy bay là cao nhất. Phần đầu máy bay thấp hơn, và phía đuôi máy bay là thấp nhất."
#TuesdayTrivia #Aircraft #Facts
Nào ngờ, họ lại nhận về một tràng phẫn nộ từ hành khách và cư dân mạng, để rồi phải xóa đoạn tweet chỉ sau 12h và đăng lại một bài xin lỗi ngay sau đó.
Chúng tôi chân thành xin lỗi về bài đăng mới đây. Bài viết dựa trên sự thật phổ biến về ngành hàng không, chứ không phải ý kiến của KLM. Chúng tôi không có ý định làm tổn thương ai cả...
Được biết, bài tweet trên được đưa ra nhân sự kiện hỏi đáp do chính KLM tổ chức, về câu hỏi "Đâu là chỗ ngồi an toàn nhất trên máy bay?" Tuy nhiên, câu hỏi không hề nhắc đến tỷ lệ tử vong, và phản hồi từ KLM India bị cộng đồng mạng đánh giá là thiếu tinh tế, thậm chí chẳng khác gì bảo rằng mình đang bán những chỗ ngồi nguy hiểm cho khách hàng.
Vậy có thực là chỗ ngồi giữa máy bay an toàn?
Có một điểm cần phải công nhận trong bài đăng của KLM, đó là nó dựa trên một nghiên cứu có thật do tạp chí TIME công bố vào năm 2015. Bản thân nghiên cứu này cũng được lấy từ Cơ sở dữ liệu tai nạn hàng không từ Cục Hàng không Liên Bang (FAA Hoa Kỳ), trong đó có chỉ ra sự khác biệt về tỷ lệ sống sót ở từng vị trí trên máy bay.
Cụ thể, tỷ lệ tử vong phía đuôi máy bay chỉ dao động khoảng 28% - 34%, trong khi ở giữa máy bay là 39% - 44%, còn phần đầu là 38% (phụ thuộc vào vị trí ngồi). Thậm chí, bài viết còn có hẳn một infographic, hết sức dễ hiểu.
Tuy nhiên, cần biết rằng kết quả nghiên cứu chỉ dựa trên 17 vụ tai nạn hàng không tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1985 - 2000. Mà thực tế thì tai nạn hàng không cũng rất hiếm khi xảy ra nếu so với các loại phương tiện khác, nên cũng không có nhiều dữ liệu trong kho để nghiên cứu.
Bản thân người tác giả bài viết trên TIME cũng lưu ý rằng: "FAA và các chuyên gia hàng không cho biết thực ra không có chỗ ngồi nào là "an toàn nhất" khi bạn ngồi trên máy bay." Đây là điểm đáng trách của KLM, khi không hề nhắc gì đến câu chuyện này trong bài đăng của mình.
Vậy nên bạn không việc gì phải lo lắng nếu mua trúng ghế ngồi ở giữa cả. Thay vào đó, hãy nhớ rằng tỷ lệ xảy ra tai nạn máy bay thực chất là rất nhỏ, chỉ rơi vào khoảng 1:1,2 triệu, và tai nạn thiệt mạng người thì còn xuống đến 1:11 triệu. Dành cho những ai chưa biết, tỷ lệ tai nạn ôtô lên tới 1:5000 cơ.
https://ift.tt/393Kr1N
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét