Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Trại nấm tr.i.ệ.u đô của đôi vợ chồng Việt Kiều Canada

Đôi vợ chồng ông Tăng Thành Đức – Việt Kiều Canada mới đây đã được chính phủ quốc gia này vinh danh là người trồng nấm m.ỡ số một và đã quay về quê hương, chọn xã N’ thôn Hạ ở Lâm Đồng để nông dân và doanh nghiệp học tập cách trồng nấm m.ỡ qua việc mở một trại nấm kiểu mẫu.

viet kieu canada

Năm 1981, ông Tăng Thành Đức và vợ là bà Huỳnh Thị Nghiêm bắt đầu đ ị n h c ư Canada. Sau 4 năm sinh sống và làm việc tại Canada hai vợ chồng bỏ việc và chuyển qua trồng nấm m.ỡ và nhờ vào sự chăm chỉ cùng tìm hiểu kỹ càng trước khi bắt đầu đôi vợ chồng người Việt đã trở thành nông gia số một tại quốc gia này trong lĩnh vực trồng nấm m.ỡ. Vào thời điểm phát triển nhất khoảng năm 1996-1997, ông bà sở hữu 3 trang trại nấm m.ỡ tại Canada với diện tích gần 100 Hecta. Ông Đức được bầu làm chủ tịch hội những người trồng nấm m.ỡ ở đất nước Canada và được chính phủ quốc gia này trao tặng danh hiệu người trồng nấm m.ỡ số một.

Bà Huỳnh Thị Nghiêm cho biết, vợ chồng bà người gốc Sài Gòn, có chung với nhau 6 người con, nay đã trưởng thành và đều đang sinh sống tại Canada. Thời hoàng kim với nghề làm nấm của gia đình là vào những năm 1996-1997, lúc đó vợ chồng bà sở hữu 3 trang trại trồng nấm m.ỡ tại Canada, với diện tích gần 100 hecta. Lúc đó ông Đức là Chủ tịch Hội những người trồng nấm m.ỡ nổi tiếng Canada và được Chính phủ trao tặng danh hiệu người trồng nấm m.ỡ số một vì trang trại của gia đình đứng đầu về cả sản lượng và chất lượng. Nấm m ỡ, hay còn gọi là nấm trắng, có hình thù đặc trưng cả cuống và mũ nấm đều trắng toát và có hình tròn như nửa quả cầu, đường kính 3-8cm, ưa khí hậu mát mẻ, giai đoạn phát triển hệ s.ợ.i c.ầ.n khoảng 24-28 độ C và giai đoạn ra nấm cần lạnh (từ 15 đến 18 độ C).

viet kieu canada 1

Năm 2010, vợ chồng ông Đức trở về Việt Nam và tiến hành mua 5 hecta đất ở xã N’thôn Hạ, sau đó lập Công ty Hoa Sen và xin giấy phép đầu tư trồng nấm m.ỡ. Dự án được tỉnh Lâm Đồng ủng hộ vì trước đó nhiều công ty của Nhật và Đài Loan đã đầu tư trồng ở Lâm Đồng nhưng chưa thành công. Riêng ông nhận thấy, ở miền Bắc nông dân có làm nấm m.ỡ nhưng ở dạng thủ công nên chỉ tiêu thụ nội đia và khó được các thị trường lớn chấp nhận. Còn tại miền Nam gần như chưa có nơi nào sản xuất, trong khi thị trường nấm m.ỡ trên thế giới đang rộng mở.

"Canada đất rộng nhưng có chưa tới 30 triệu dân. Hội những người trồng nấm ở đây có trên 60 người chủ, mỗi ngày sản xuất ra hàng nghìn tấn, chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ và một số thị trường khác", ông Đức nói và giải thích sở dĩ các nông gia tại đây tập trung phát triển cây nấm m.ỡ vì đây là loại nấm cao cấp, được các nhà hàng Mỹ ưa chuộng. Vì áp dụng công nghệ, nên công việc tại trang trại khá nhẹ nhàng, ông Đức và 2 công nhân có thể vận chuyển 60 tấn giá thể vào giàn trồng nấm trong thời gian chỉ một buổi, sau đó chỉ việc vận hành máy móc.

Theo nhận định của ông Đức, ở Việt Nam có nhiều nhà đầu tư dư v.ố.n để thực hiện các dự án thế này, nhưng họ chưa thực sự đam mê, hoặc còn dè dặt về kh.â.u kỹ thuật. Còn các hộ gia đình cũng khó liên kết thành tổ hợp để làm thành dự án công nghiệp công nghệ cao một cách bài bản. Thời gian trước, một đoàn ở Củ Chi lên tham quan và đề nghị chuyển giao kỹ thuật làm nấm rơm, nhưng ông Đức trả lời nấm r.ơ.m rất dễ làm và cả nước đã làm, nên khuyên nên làm dự án nấm m.ỡ theo công nghệ Canada của ông. Dù đoàn Củ Chi rất tâm h.u.y.ế.t và tiếp tục liên lạc một thời gian, cuối cùng phải dừng lại vì không có vốn… Tiến sĩ Lê Xuân Thám, Giám đốc Sở Khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng nhận định, trại nấm của ông Tăng Thành Đức là một trại nấm có kỹ thuật tiên tiến nhất ở Việt Nam hiện nay. Sản phẩm nấm ở đây không chỉ đạt tiêu chuẩn VietGap mà chất lượng tương đương với loại nấm m.ỡ sản xuất tại Canada đang được nhiều nước nhập khẩu. Riêng vợ chồng ông Đức cho biết, sở dĩ họ chọn Lâm Đồng để mở trại nấm, ngoài lý do khí hậu thích hợp, ở Đà Lạt còn có Viện nghiên cứu hạt nhân. Khi bắt tay vào làm, vợ chồng ông đã chuyển giao cho Viện một số phôi nấm để họ phân lập và c.ấ.y ống n.g.h.i.ệ.m. Hiện tại mỗi tháng 2 lần, vợ chồng ông Đức lại lái xe 50km lên Viện để lấy giống nấm về gieo trồng, mỗi lần trên 300kg. Giá ở Viện h.ạ.t n.h.â.n giao là 40.000 đồng một kg. Còn tại Canada thì khâu này rất thuận tiện vì có nhiều công ty chuyên chung cấp giống chuyên nghiệp. Các chủ trang trại chỉ việc đặt hàng, báo ngày giờ cụ thể sẽ được giao hàng tận nơi.

Sưu tầm và tổng hợp/ibid.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

https://ift.tt/2rF5FDg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét