Thái tử Naruhito và vợ, Công nương Masako, đại diện cho rất nhiều điều “đầu tiên” của một cặp vợ chồng Hoàng gia: hơn 2 tấm bằng đại học tại các đại học danh tiếng, thành thạo nhiều ngôn ngữ và có nhiều năm kinh du học ở nước ngoài. Thái tử cũng được biết đến là một người với lối sống thân thiện hòa đồng, ông thậm chí còn tự nhiều lần giặt quần áo cho mình.
Khi thông tin về kỷ nguyên mới cùng với lễ lên ngôi của Thái tử chính thức được ấn định, những hi vọng đã được đẩy rất cao với niềm tin rằng Tân Nhật hoàng sẽ khiến cho Hoàng tộc trở nên quốc tế hơn, đồng thời cũng gần gũi hơn với cuộc sống đời thường của người dân Nhật Bản.
Shihoko Goto, nhà phân tích tại Trung tâm Wilson, cho biết kinh nghiệm của Công nương Masako, 55 tuổi, vốn đã từng là một nhà ngoại giao tài năng trước khi bước vào Hoàng gia có thể trở thành một cơ hội tốt để các thế hệ tiếp theo của gia đình Hoàng tộc có thể có được những lợi thế lớn trong chính trường quốc tế.
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko trong thời gian trị vì của mình đã có nhiều hành động quan tâm tới những người dân bình thường, đặc biệt là để an ủi người dân sau những thảm họa thiên nhiên. Sự thoái vị của Nhật hoàng, lần đầu tiên xảy ra sau 200 năm khi một Hoàng đế vẫn đang sống quyết định nhường ngai vàng vì lý do sức khỏe, đã gây ra những tranh luận về việc liệu đó có phải là một cách chính xác hay không.
Mặc dù Thái tử Naruhito có ý định tiếp tục cách làm của cha mẹ mình, quan tâm một cách chân thành và giữ khoảng cách gần gũi với người dân, ông cũng cho rằng mình cần phải thích nghi với chế độ quân chủ. Cất tiếng nói và tiếp cận nhiều hơn tới người dân, nâng tầm giá trị của gia đình Hoàng gia lên như là một phần bản sắc của đất nước, đó vẫn là mục tiêu mà ông hướng tới.
Rika Kayama, một nhà tâm lý học cho rằng gia đình Hoàng tộc nên sử dụng những công cụ như mạng xã hội để bày tỏ ý kiến của mình ở một mức độ nhất định nào đó, nếu không phải là những lời chia sẻ, thì có thể chỉ đơn giản là một bức ảnh trên Instagram. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, khi mà Thái tử Naruhito đã từng thoải mái chụp ảnh tự sướng với một người đi đường trên đường phố Copenhagen trong một lần ông ghé thăm Đan Mạch.
Một khía cạnh khác, cuộc chiến thầm lặng của công nương Masako với chứng “rối loạn điều chỉnh” của mình, kết quả cuộc một cuộc sống với một loạt các lễ nghi và quy tắc của cuộc sống Hoàng gia cũng như việc không được tiếp tục sự nghiệp ngoại giao của mình, cùng với sự biến mất của bà trước công chúng trong khoảng một thập kỷ cũng là một lý do khiến cho công chúng hi vọng vào một sự thay đổi của Hoàng tộc. Bởi ở một khía cạnh khác, công nương thường được người dân gọi là “hoàn hảo” với những cống hiến của mình.
“Khi bà Masako đến thăm các nạn nhân của các thảm họa, họ có thể cảm thấy dễ dàng rằng cô ấy đã trải qua một khoảng thời gian khó khăn, cũng giống như họ. Vậy nên, thay vì cảm giác biết ơn như đối với Hoàng hậu Michiko, đối với Công nương, đó sẽ là sự đồng cảm. Bà ấy sẽ gần gũi hơn với họ”.
Trong bài phát biểu trong sinh nhật của mình, công nương Masako cho biết bà quan tâm đến những đứa trẻ nghèo khó hoặc gặp khó khăn và đó cũng chính là những mục tiêu mà bà theo đuổi khi chính thức lên ngôi Hoàng hậu. Mặt khác, Thái tử lại quan tâm đến các vấn đề về nước và bảo tồn, cũng đã từng lên tiếng về việc Hoàng gia tương lai sẽ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thay đổi khí hậu.
Tất nhiên, dẫu cho kỳ vọng đặt lên vai của Tân Nhật hoàng và Hoàng hậu là khá nặng nề, điều mà công chúng cần làm đó chính là dành cho hai người sự kiên nhẫn và tin tưởng. Ngay cả Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đã vấp phải rất nhiều chỉ trích khi mới lên ngồi, như việc bà Michiko quỳ xuống để an ủi những nạn nhân của thảm họa và nắm lấy tay họ đã từng bị chỉ trích là hành động “làm tổn hại đến uy quyền của Hoàng đế”.
Nguồn: Asahi
http://bit.ly/2GKoit5
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét