Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

Việt Kiều b óc ph ốt cách lựa chọn các con đường sang Tây khiến người Việt vỡ mộng

Để tôi giải thích cho những ai đang sống ở Việt Nam mà có ý định muốn sang Đức để đổi đời, để bạn có thể hiểu rõ hơn về xứ “thiên đường:, rồi từ đó có thể suy nghĩ kỹ trước khi bỏ ra một số tiền để sang Tây.

Bao lâu nay, tôi thấy những người sang Đức theo nhiều con đường khác nhau, nhất là những người sang Đức bằng con đường đi “ch ui” và khi sang Đức  thì vỡ mộng, rồi than là đã sai lầm khi sang Đức, chưa kể những người vì lý do nào đó bị tr ục x uất về Việt Nam, nên đã quay sang “ch ửi r ủa” nước Đức và còn “c ảnh b áo” cho những người còn đang sống ở Việt Nam là nước Đức toàn “kh ủng b ố”, cày như trâu, là “đ ịa ng ục”,.. chưa kể mỗi lần nghe nước Đức bị chuyện gì đó là họ vỗ tay nhảy lên cười và còn kèm theo một câu muôn thuở.. “Đấy, thấy chưa, tôi nói có sai đâu, ai bảo ham đi Tây”.

Bạn có biết rằng, những người sang Đức bằng con đường chính thức, mặc dù ở Việt Nam họ có thể là kỹ sư này bác sỹ nọ hoặc họ có là ai đi chăng nữa, khi sang một vùng đất mới, thì tất cả mọi thứ gần như bắt đầu lại từ con số không.

Còn nếu ai đó muốn làm đúng ngành nghề của mình hoặc muốn học lên cao để có bằng cấp ở Đức thì hầu như không thể ( trừ khi bạn sang từ nhỏ), vì tâm lý người Việt thường ngại đi học kéo dài và cũng vì tuổi cũng không còn trẻ nữa, cho nên ngoài việc học tiếng một thời gian ngắn, thì những công việc họ làm thường ngày đều nghiêng về lao động tay chân, đó cũng là chuyện bình thường thôi.

Với lại, nước Đức là một đất nước có luật rõ ràng về chế độ làm việc, và không bao giờ bắt buộc ai phải làm việc nhiều giờ cả, mà nếu có ai làm việc quá giờ, đều được trả thêm tiền hoặc nghỉ bù, nhưng đối với người không có giấy tờ, họ thường bị th iệt th òi về mọi mặt, vì sang Đức bằng con đường ch ui, thì những người đó thường có ba không, đó là: không giấy tờ, không biết tiếng và không người thân. Chưa kể đến áp lực kiếm tiền để trả món nợ mà họ trót vay ở Việt Nam để đi Tây đổi đời, thì đương nhiên đối với họ, nước Đức là “đ ịa ng ục”.

Có những người thấy thiên hạ sang bằng con đường du học cũng bắt chước theo dù không có khả năng học hay thấy nhiều người đi bằng con đường điều dưỡng cũng làm hồ sơ để đi dù biết rằng không phù hợp với ngành này. Hoặc nghe dịch vụ tư vấn là cứ đi đi, nếu sang sẽ chuyển đổi giấy tờ,..vv nhưng khi sang rồi mới biết là giấy tờ không thể chuyển đổi hay công việc không phù hợp với mình, lúc đó không những rắc rối mà có khi còn bị trục xuất về nước.

Cho nên, trước khi làm gì cũng nên cân nhắc và suy nghĩ kỹ, để tránh bị rơi vào trường hợp tiền thì mất mà lại bị trục xuất thì rất đáng tiếc vì đã tốn bao công sức và tiền bạc sang Đức mà lại chẳng được gì.

Nếu bạn cảm thấy con đường đi du học và theo học nghề không phù hợp hoặc quá khó với bạn thì cách cuối cùng vẫn là…kết hôn mà thôi. Con đường này nếu suông sẻ thì không sao, nhưng nếu gặp vợ hay chồng hờ lật ngược thì sẽ bị trục xuất ngay lập tức. Cho nên, ai chọn sang Đức bằng con đường kết hôn thì cũng nên cân nhắc và chú ý một vài điều như sau:

Nến chọn những người có quốc tịch Đức vì theo luật 28, sau 3 năm bạn sẽ có thẻ định cư dài hạn hoặc vào quốc tịch nếu bạn muốn, còn nếu kết hôn với người chỉ có thẻ định cư dài hạn, thì thời gian thường kéo dài 5 năm có khi lâu hơn mới được Sở ngoại kiều cấp cho thẻ định cư.

Không nên nhờ dịch vụ làm những việc như thế này, vì dịch vụ thường chỉ tìm được người thất nghiệp, ăn xã hội, nghiện rượu,… những người như vậy thì tìm được rất nhanh vì họ cần tiền. Còn những người có nghề nghiệp ổn định và lương cao thì họ không bao giờ là, vì dính tời pháp luật rất phiền phức và có thể khiến họ bị mất việc hoặc bị phạt tiền nặng. Cho nên, nếu bạn tìm tới dịch vụ mà nghe học khoe rằng sẽ tìm được cho bạn người vợ hoặc chồng làm ở ngân hàng, lương cao,.. thì đừng vội tin. Vì đa số người có công việc tốt, họ sẽ không bao giờ kết hôn giả hoặc nhận con giả, vì họ biết nếu vướng vào những chuyện như vậy, thì sẽ gặp rắc rối với pháp luật mà chẳng được gì. Chứ còn thất nghiệp, nghiện ngập hay ăn xã hội thì có gì để mất, vì nắm người có tóc chứ ai nắm kẻ trọc đầu.

Còn việc cha mẹ muốn con sang Đức học khi còn nhỏ, thì tôi thiết nghĩ rằng chẳng cần phải đi sâu tìm hiểu làm gì, vì kể từ ngày nước Đức mở cửa đón nhận quá nhiều người tị nạn tràn sang năm 2015, và trong số những người tị nạn, có rất nhiều trẻ em đi cùng với cha mẹ, cho nên nước Đức có rất nhiều việc phải làm để cho những đứa trẻ này nhanh chóng hòa nhập vào xã hội, nên việc những bậc phụ huynh muốn đưa con sang Đức học phổ thông thì hơi khó, nhất là trong thời điểm này.

Nói chung, những vấn đề về định cư, cho trẻ sang Đức học.. thì tôi khuyên bạn nên nhờ ai đó sống ở Đức trực tiếp hỏi thẳng luật sư thì hay hơn, vì bạn sẽ nhận được nhiều thông tin chính xác hơn. Chứ đừng nghĩ rằng tìm đến dịch vụ, trả cho dịch vụ một số tiền và mặc cho họ muốn làm gì thì làm, miến sao sang Đức là được mà không chịu tìm hiểu kỹ càng thì có khác gì phó mặc cho chiếc thuyền phụ thuộc vào cơn gió, muốn đẩy đi đâu thì đi. Nếu may mắn mà được thuận buồm xuôi gió thì không nói làm gì, mà lỡ gặp gió thổi đi sai đường, vào bờ không vào mà lại xô thuyền vào đá ngầm thì coi như tan tành mọi ước mơ sang Tây đổi đời.

Nguồn: FB An Thanh Lê

http://bit.ly/2CFPgSb

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét