Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Ai sẽ bảo vệ chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga?

Xin lại được giới thiệu bài viết của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Vladimir Tuchkov về bảng xếp hạng 5 tàu Nga “nguy hiểm chết người nhất” nhất của do tờ báo Mỹ The National Interest mới công bố.

Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 4/12/2018. Ảnh trong bài là của tác giả.

Ai se bao ve chiec tau san bay duy nhat cua Nga?

Trên ảnh: tàu sân bay “Đô đốc Kuznhetsov” (Ảnh: Lev Fedoseev/ТАSS).

Tạp chí Mỹ The National Interest (NI) mới lập bảng xếp hạng 5 tàu “nguy hiểm chết người nhất” của Hải quân Nga (nhắc lại- của Hải quân Nga). Và vì không có quá nhiều tàu Nga (để lựa chọn xếp hạng), nên trong danh sách của NI có một chiếc tàu rất đáng ngờ- (vì) không chỉ không biết đến bao giờ nó mới được sửa chữa xong và quay trở lại “đội ngũ”, mà trong các bảng xếp hạng khác trước đây nó lại được đánh giá là chiếc tàu tệ nhất trong lớp các tàu nổi tấn công. Nhưng chuyện đó sẽ nói sau.

Đứng đầu bảng “tốp năm” theo Nl là tàu tuần dương hạt nhân hạng nặng mang tên lửa “Petr Veliki” (“Piot Đại Đế”- ND) dự án 1144 “Orlan” được đóng xong năm 1996. Tàu “Petr Veliki” được bàn giao cho Hạm đội Biển Bắc năm 1998. Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ học thuật (quan điểm thiết kế) thì tàu này không hề trẻ một chút nào.

Đã có 4 tàu được đóng theo dự án “Orlan” của Phòng dự án- thiết kế Phương Bắc và “Petr Veliki” là chiếc tàu sau cùng của dự án này. Chiếc tàu đầu tiên (của dự án) – “Đô đốc Ushakov” (lúc đầu được đặt tên là “Kirov”)- được khởi công đóng từ năm 1973. Và “Đô đốc Ushakov” đã được đưa ra khỏi biên chế của Hạm đội Biển Bắc từ năm 2002.

Tàu tuần dương hạt nhân hạng nặng mang tên lửa “Petr Veliki” có lượng giãn nước lớn kỷ lục đối với các tàu không mang máy bay- tới 28.800tấn. Kích thước của nó cũng “đại đế”: chiều dài- 251m, chiều rộng- 28,5m, chiều cao- 59m.

Tàu tuần dương này có một tiềm lực tấn công rất đáng nể. Đó là tổ hợp tên lửa chống hạm P-700 “Granit” với 20 tổ hợp (cụm) phóng. Tốc độ của quả tên lửa dài 10m này đạt 2,5M, cự ly bắn tối đa- hơn 600km.

Khối lượng đầu tác chiến của tên lửa lên tới 750kg nên sẽ không quá nếu gọi “Granit”là “sát thủ tàu sân bay”. Khi được phóng loạt, các tên lửa “trao đổi thông tin” với nhau để phân công từng mục tiêu trong đội hình cụm tàu sân bay tấn công của đối phương cho mỗi tên lửa.

Vũ khí (tấn công) trên tàu còn có pháo tự động hai nòng cỡ 130ly AK-130 với tầm bắn đến 23km. Tốc độ bắn- 90 phát/phút. Có thể sử dụng AK-130 để tiêu diệt các mục tiêu trên biển và trên đất liền, và cả mục tiêu trên không.

“Petr Veliki” được bảo vệ chắc chắn trước các đợt tấn công từ trên không, từ mặt biển và từ dưới biển (tàu ngầm). Sức mạnh “lá chắn” phòng không của tàu là các tổ hợp ba kiểu khác nhau có thể tiêu diệt các máy bay, tên lửa cả từ cự ly lớn, cự ly trung bình và ở tầm gần.

Có 16 tổ hợp phóng tên lửa phòng không tầm xa- S-300FM “Fort-M”. Bảo vệ tàu ở tầm gần là 16 tổ hợp phóng tên lửa phòng không “Kinzal” và 6 tổ hợp tên lửa- pháo phòng không “Kortik”.

Sức mạnh chống ngầm cũng ở “tầm rất cao”. Đó là tổ hợp tên lửa chống ngầm “Vodopad” (“Thác nước”-ND), vũ khí ngư lôi, hệ thống phóng bom sâu phản lực (chống ngầm) và 3 máy bay lên thẳng (chống ngầm) K-27.

Không chỉ thế, sức mạnh tấn công của tàu tuần dương này sẽ được tăng cường đáng kể sau khi các tổ hợp tên lửa chống hạm “Granit” hiện có được thay thế bằng các tên lửa siêu thanh “Zircon” có tốc độ đến 8M.

Như đã biết, hiện tại chưa có các tổ hợp tên lửa đánh chặn nào có thể đối phó được với “Zircon” và trong tương lai gần chắc cũng sẽ chưa có. Do “Zircon” được phóng từ tổ hợp phóng đa năng (quy chuẩn), nên tàu còn có thể mang thêm hai kiểu tên lửa hiệu quả khác (ngoài “Zircon”)- đó là tên lửa siêu âm “Oniks” và tên lửa có cánh “Calibr”.

Nhưng để có được các tính năng như vừa liệt kê ở trên (phóng tên lửa “Oniks” và “Calibr”) “Petr Veliki” cần phải được đại tu và tiếp tục được hiện đại hóa. Trước đây, Hải quân Nga đã lập kế hoạch bắt đầu đại tu tàu này từ đầu năm 2019 tới. Nhưng sau đó phải điều chỉnh lại kế hoạch (như thường lệ)- lùi sang năm 2021.

Sở dĩ kế hoạch phải thay đổi như vậy bởi vì các xưởng của nhà máy “Sevmash” cần hiện đại hóa xong tàu tuần dương hạt nhân mang tên lửa “Đô đốc Nakhimov” cùng dự án với “Petr Veliki” trước đã. Về phần mình, “Đô đốc Nakhimov” bị chậm tiến độ bàn giao sau hiện đại hóa bởi vì các tên lửa “Zircon” (dự kiến sẽ trang bị mới cho tàu) hiện vẫn chưa hoàn thành xong các thử nghiệm.

Vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng tàu Nga của NI là tàu tuần dương mang tên lửa “Matxcova” dự án 1164 “Atlant”. Hải quân Nga có 3 tàu như vậy (dự án 1164). Tàu “Matxcova”, cũng như “Petr Veliki” – đó là các tàu lớp hoạt động trên đại dương, nó sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tại bất kỳ điểm nào trên các đại dương.

Lượng giãn nước đầy tải - 11.500 tấn. Chiều dài- 186m, chiều rộng- 42,5m, chiều cao- 42m, mớn nước- 8,4m. Tốc độ tối đa- 32 hải lý/giờ. Công suất động cơ turbin khí- 4×22.500 sức ngựa. Tàu tuần dương”Matxcova” được đưa vào trang bị cho Hạm đội Biển Đen Hải quân Liên Xô năm 1983.

Vũ khí tấn công chủ yếu- tên lửa chống hạm P-1000 “Vulcan” (được đưa vào trang bị năm 1987). Trên tàu có 16 tổ hợp phóng “Vulcan”. Bán kính tác chiến tối đa của “Vulcan”- 700km. Tốc độ tối đa- 3M. Trọng lượng đầu tác chiến – 500kg. Có đường bay rất phức tạp.

Phần lớn quỹ đạo bay được thực hiện ở độ cao lớn. Khi đến gần mục tiêu, nó hạ độ cao xuống còn 15-20m. “Vulcan” mang nhiều nhiên liệu hơn “ Granit”, chính vì thế mà nó có thể bay ở độ cao thấp trong khoảng thời gian dài kỷ lục (so với các tên lửa khác).

nguồn: Báo Đất Việt

https://ift.tt/2PjcsbS

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét