Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

Trận hải chiến đẫ m má.u Anh – Đức: Cuộc đối đầu á c liệt của thiết giáp hạm

Mặc dù Hạm đội Đại Dương của Đức được trang bị tương đối hiện đại, nhưng nhìn chung so với Đại hạm đội Anh, hạm đội này vẫn thua kém nhiều về số lượng tàu chiến.

Bối cảnh lịch sử

Đến hết năm 1915, sau hơn một năm tham gia cuộc thế chiến thứ nhất, nước Đức vẫn chưa gịành được một thắng lợi quân sự quyết định nào để xoay chuyển tình thế có lợi cho mình. Trên chiến trường bộ, họ phải cầm cự với quân Nga ở phía Đông và dừng lại trước tuyến phòng thủ phía Đông Paris của quân Pháp.

Trên chiến trường biển, hải quân Đức gây cho phe Hiệp ước một số thiệt hại về người và phương tiện chiến tranh, nhưng chưa phá được sự phong tỏa của hải quân Hoàng gia Anh ở Biển Bắc - cửa ngõ ra Đại Tây Dương của nước Đức...

Trước tình hình đó, bước sang năm 1916, giới lãnh đạo Đức chủ trương đẩy mạnh tấn công quân sự, giành thắng lợi quyết định ở mặt trận phía Tây...

Trong khi nước Đức chủ trương đẩy mạnh chiến tranh, thì ở Anh, giới lãnh đạo nước này cũng định tăng cường hoạt động quân sự, giành ưu thế trên chiến trường...

Quá trình chuẩn bị

Để đối phó với Đại hạm đội của Anh trên Biển Bắc, Đức quyết định dùng Hạm đội Đại Dương của mình. Hạm đội Đại Dương được biên chế các loại tàu nổi, tàu ngầm và có các khinh khí cầu Zeppelin hỗ trợ trinh sát đường không.

Riêng về tàu nổi, đến tháng 5/1916, hạm đội này có 109 chiếc, trong đó, có 16 thiết giáp hạm hiện đại dreadnought, 6 thiết giáp hạm loại cũ (tiền dreadnought,) 5 tuần dương hạm chủ lực, 11 tuần dương hạm hạng nhẹ và 61 tàu khu trục cỡ nhỏ.

Thiết giáp hạm SMS Nassau, lớp Nassau của Đức. Ảnh: Wiki.

Các tàu tuần dương chủ lực và thiết giáp hạm của Đức được bọc thép dày ở phần thân và sàn tàu. Về hệ thống vũ khí, trong sô 27 thiết giáp hạm và tuần dương hạm có 14 tàu được trang bị pháo cỡ nòng 300mm, 13 tàu trang bị pháo cỡ nòng 280mm. Ngoài ra, các tàu lớn của Đức còn được trang bị các pháo có cỡ nòng tối 150mm.

Các ụ pháo trên các tàu chiến Đức có các hệ thống hỗ trợ ngắm bắn cho phép có thể ngắm bắn ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu; đạn pháo gắn ngòi nổ chậm đảm bảo đạn nổ khi chạm mục tiêu. Bên cạnh đó, các tàu khu trục Đức được trang bị nhiều súng và ngư lôi để phục vụ cho cả nhiệm vụ phòng thủ và tấn công.

Mặc dù Hạm đội Đại Dương của Đức được trang bị tương đối hiện đại, nhưng nhìn chung so với Đại hạm đội Anh, hạm đội này vẫn thua kém nhiều về số lượng tàu chiến.

Thiết giáp hạm HMS Warspite, lớp Queen Elizabeth của Hải quân Anh. Ảnh: Wiki

Thật vậy, đến tháng 5 năm 1916, Đại hạm đội của Anh có 151 tàu chiến các loại; trong đó, có 28 thiết giáp hạm hiện đại dreadnought, 9 tuần dương hạm chủ lực, 8 tuần dương hạm hạng nặng cũ, 26 tuần dương hạm hạng nhẹ, 5 tàu khu trục cỡ lớn, 73 tàu khu trục cỡ nhỏ, 1 tàu rải mìn và 1 hàng không mẫu hạm.

Các tàu chiến chủ lực của Anh tuy không được bọc giáp dày ở thân và thượng tầng như các tàu cùng hạng của Đức nhưng chúng lại được phủ giáp dày ở các tháp pháo, ở đầu và đuôi tàu. Về vũ khí, các tàu chủ lực Anh mang nhiều pháo có cỡ nòng lớn hơn pháo hạm của tàu chủ lực Đức.

Trong số 37 thiết giáp hạm và tuần dương hạm chủ lực trên, có 6 tàu trang bị pháo cỡ nòng 380mm, 15 tàu trang bị pháo cỡ nòng 340mm, 15 tàu mang pháo cỡ nòng 300mm và 1 tàu mang pháo cỡ nòng 275mm.

Trước sự chênh lệch lực lượng bất lợi cho mình, các nhà chiến lược quân sự Đức chủ trương diệt một bộ phận Đại hạm đội của Anh để tạo cân bằng lực lượng, tiến tới giành thắng lợi quyết định trên Biển Bắc.

Theo đó, ban đầu, phía Đức định tập dùng khinh khí cầu và tàu ngầm tấn công vùng duyên hải và vùng biển gần bờ Đông nước Anh (khu vực Sunderland) nhằm kéo một bộ phận hải quân Anh ra khơi cho các tàu mặt nước của Hạm đội Đại Dương tiêu diệt.

Sơ đồ trận hải chiến Jutland. Ảnh: Wiki.

Vào nửa cuối tháng 5/1916, Đức bắt đầu triển khai kế hoạch quân sự đó. Từ ngày 17 đến ngày 23, khoảng 10 tàu ngầm Đức được điều đến các vị trí chiến đấu. Tuy nhiên, vào những ngày cuối tháng 5/1916, gió ở vùng Biển Bắc không thuận cho việc phóng khinh khí cầu Zeppelin.

Chính vì thế, ngày 28/5/1916, phía Đức từ bỏ ý định đánh vùng duyên hải nước Anh mà chủ trương đánh vào vùng cửa nối biển Baltic với Biển Bắc - ngoài khơi Jutland, Đan Mạch; qua đó, kéo một bộ phận Đại hạm đội của Anh ra để tiêu diệt.

Cuộc hành quân đến vùng biển ngoài khơi Jutland được ấn định vào ngày 31/5. Lực lượng đảm đương việc nhiệm vụ này là các tàu thuộc Hạm đội Đại Dương, gồm 99 chiếc các loại. 99 tàu này chia làm hai bộ phận.

Đội tàu trinh sát do Đô đốc Franz von Hipper chỉ huy, gồm 40 tàu chiến các loại, trong đó có 5 tuần dương hạm chủ lực; đại quân đi sau do Đô đốc Scheer trực tiếp chỉ huy, gồm 59 tàu chiến mặt nước các loại, trong đó có 16 thiết giáp hạm hiện đại lớp Dreadnought, 6 thiết giáp hạm tiền Dreadnought.

Cánh quân của Đô đốc von Hipper ra khơi trước và khi gặp hải quân Anh, lực lượng này có nhiệm vụ kéo đối phương về phía đại quân của mình ở phía sau để tiêu diệt.

Trong khi phía Đức sớm trù tính những kế hoạch tác chiến trên Biển Bắc, về phía Anh, đến cuối tháng 5/1916, nước này vẫn chưa thống nhất về vấn đề tăng cường hoạt động quân sự trên vùng biển này.

Song, chính vào lúc đó, lực lượng trinh sát điện tín của Bộ Hải quân Anh bắt được kế hoạch tác chiến mới của Đức ở Biển Bắc. Tuy không giải mã được quy mô, hướng đi và vùng tác chiến nhưng họ biết chính xác về thời gian xuất quân của phía Đức - ngày 31 tháng 5.

Đối phó với nỗ lực quân sự đó của phía Đức, Anh dùng lực lượng tàu nổi và một tàu sân bay của Đại hạm đội, tổng cộng 151 tàu. Lực lượng này cũng chia làm hai cánh quân.

Đội tàu trinh sát do Đô đốc David Beatty chỉ huy gồm 52 tàu chiến mặt nước các loại, trong đó có 6 tuần dương hạm chủ lực, 1 tàu sân bay mang tên Engadine với 4 máy bay trên boong và 1 hải đội 4 thiết giáp hạm lớp Dreadnought dưới sự chỉ huy của Đô đốc Hugh Ewan Thomas.

Đại bộ phận lực lượng tàu mặt nước của Đại hạm đội Anh do Đô đốc John Jellicoe trực tiếp chỉ huy, gồm 99 tàu các loại, trong đó có 24 thiết giáp hạm lớp Dreadnought.

Hai cánh quân này của Anh hành quân ngay trong đêm ngày 30/5 từ hai địa điểm khác nhau. Cánh quân của Beatty xuất phát từ Firth of Forth, Đông Nam Scotland, cánh quân của John Jellicoe khởi hành từ căn cứ Scapa Flow, phía Bắc Scotland, cùng hướng về phía Đông.

Đến khoảng 2 giờ chiều ngày 31/5, trong trường hợp không phát hiện được hải quân Đức trên Biển Bắc, hai bộ phận này hội quân ở một vị trí cách vùng biển Jutland 140km về phía Tây...

(Còn tiếp...)

Nguồn: Báo Thời đại.

https://ift.tt/2R2UjnL

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét