Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Vũ khí Nhật trong tay Việt Nam khiến Pháp khi ếp s.ợ

Khi sử dụng loại vũ khí này để tiêu diệt xe tăng địch thì người sử dụng cũng gần như sẽ hy sinh.

Bom ba càng có cấu tạo như thế nào?

Bom ba càng là loại vũ khí diệt xe tăng thế hệ đầu tiên. Nó ra đời vào đầu Thế chiến thứ II, khi các loại súng phóng lựu chống tăng chưa được phổ biến. Trong các quân đội tham gia Thế chiến II, quân đội Nhật được biết đến là quân đội sử dụng bom ba càng phổ biến nhất.

Sức công phá của bom ba càng dựa trên nguyên lý "năng lượng lõm"- nguyên lý được vận dụng trong hầu hết các loại đầu đạn hoặc tên lửa chống tăng sau này.

Cấu tạo của bom ba càng gồm có: phễu thuốc nổ hình nón, miệng phễu có đường kính khoảng hơn 20 cm, bên trong nhồi từ 7- 10 kg thuốc nổ mạnh. Trên mặt phễu có vành gang gắn 3 càng sắt- thực chất là kíp nổ (do trình độ chế tạo kíp nổ lúc đó còn thô sơ nên người ta lắp hẳn 3 cái cho đảm bảo).

Vũ khí Nhật trong tay Việt Nam khiến Pháp khiếp sợ - Ảnh 1.

Sức công phá của bom ba càng dựa trên nguyên lý "năng lượng lõm".

Dưới đáy phễu là bộ phận gây nổ, gồm: hạt nổ, kim hỏa và chốt hãm an toàn. Bom được lắp vào một cây gậy gỗ dài 1,2m. Với hình dạng như vậy, người ta gọi nó là "bom ba càng".

Khi muốn tiêu diệt xe tăng đối phương, người lính sử dụng bom một tay nắm (nâng) nơi tiếp giáp đuôi bom và gậy, tay còn lại nắm chắc 2/3 của gậy, mặt bom chếch 45 độ về phía trước, cách mục tiêu 2 - 3m hạ bom ngang tầm vai hai tay lao bom vào vị trí đã chọn.

Vị trí tối ưu khi đánh bom phải bảo đảm ba càng bom cùng lúc chạm trên mặt phẳng của mục tiêu. Cụ thể, xe tăng, xe bọc thép bánh hơi chọn nơi thành bên hông xe, dưới tháp pháo; xe half-truck nơi thành xe phía giáp cửa lên xuống, sát buồng lái trên nơi gắn thùng nhiên liệu để bộ phận gây nổ kích nổ chuẩn xác.

Vũ khí Nhật trong tay Việt Nam khiến Pháp khiếp sợ - Ảnh 2.

Chiến sĩ cảm tử ôm bom ba càng chặn đánh xe tăng địch. Ảnh: TTXVN.

Khi bom bị kích nổ, do nguyên lý nổ lõm, năng lượng nổ của khối thuốc nổ tập trung hình thành một "luồng xuyên" với vận tốc, áp suất và nhiệt độ rất cao xuyên phá lớp giáp của xe tăng, gây áp lực cháy nổ rất lớn làm nhiên liệu và đạn trên xe cùng bị kích nổ.

Tuy nhiên, khi bom nổ một phần năng lượng dội về phía sau gây ra sức ép lên người chiến sĩ đánh bom, nó thường hất người đánh bom ngã ngửa về phía sau, nhẹ thì bị thương, còn nặng thì có thể hy sinh.

Chính vì vậy, những chiến sĩ sử dụng bom ba càng diệt tăng địch thường là những chiến sĩ cảm tử bởi họ biết rằng cơ hội sống sót của mình gần như bằng không. Điều đó rất phù hợp với tinh thần của các võ sĩ sa- mu- rai Nhật Bản nên việc sử dụng bom ba càng trong quân đội Nhật là phổ biến nhất.

Cuộc chiến đấu của những chiến sĩ cảm tử trên đường phố Hà Nội

Trước những âm mưu và hành động trắng trợn của Pháp, ngày 18, 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp mở rộng tại một ngôi nhà ở làng Vạn Phúc – Hà Đông và quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào 20 giờ ngày 19/12/1946.

Tại Hà Nội, công sự, chiến lũy được dựng lên khắp mọi nơi, tất cả mọi lực lượng, với mọi loại vũ khí trong tay tích cực tham gia kháng chiến. Thanh niên nam nữ của 36 phố phường đã cùng Vệ quốc đoàn, Công an xung phong, Tự vệ chiến đấu... đứng lên đánh Pháp theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cuộc chiến đấu không cân sức giữa ta và Pháp diễn ra rất quyết liệt ngay từ những ngày đầu, bộ đội Việt Minh với vũ khí thô sơ và ít ỏi chống lại đội quân thiện chiến của Pháp với vũ khí hiện đại đã diễn ra ác liệt.

Vũ khí Nhật trong tay Việt Nam khiến Pháp khiếp sợ - Ảnh 4.

Bom ba càng đã trở thành huyền thoại, từng khiến kẻ thù khiếp sợ.

Lúc đó, toàn mặt trận Hà Nội, tính cả tự vệ thì Việt Minh có khoảng hơn 2.000 cây súng với rất ít đạn. Mỗi tiểu đoàn Việt Minh chỉ có 2 đến 3 khẩu trung liên, từ 2 đến 3 khẩu tiểu liên và carbin, còn lại toàn là súng trường mà cũng không đủ, đạn thì thiếu, lựu đạn cũng ít...

Để đối phó với xe tăng, xe thiết giáp của Pháp, các lực lượng Việt Minh chủ yếu sử dụng bom ba càng. Đây là số bom ba càng thu được khi Việt Minh giải giáp quân Nhật. Có gần 100 quả bom ba càng đã được trang bị cho khoảng 10 "đội cảm tử" được thành lập trên mặt trận Hà Nội.

Sở dĩ phải thành lập các "đội cảm tử" bởi những người lính dùng bom ba càng diệt xe tăng địch phải là những chiến sĩ mưu trí, quả cảm, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Trong trận Hà Nội 1946, chừng 10 tổ cảm tử quân được thành lập, với tổng cộng khoảng 100 đội viên.

Họ được gọi là quyết tử quân, khác với đa số chiến sĩ tham gia chỉ được gọi là Vệ quốc quân hoặc tự vệ Hà Nội. Họ thường mặc áo trấn thủ, đeo khăn đỏ, cầm bom ba càng, có khi được tổ chức truy điệu sống trước khi xung trận.

Được chọn vào đội cảm tử quân là niềm vinh dự với họ khi đó, và họ cũng là sự động viên tinh thần lớn cho quân dân trước sức mạnh quân sự của Pháp.

Ngoài tinh thần quyết tử, để diệt được xe tăng địch người chiến sĩ sử dụng bom ba càng cũng cần hết sức mưu trí, sáng tạo và phải giữ được yếu tố bí mật bất ngờ.

Khi xuất kích, tiếp cận mục tiêu chiến sĩ phải được sự yểm trợ tối đa của hỏa lực, khống chế, vô hiệu hóa hỏa lực trên xe tăng và áp đảo tiêu diệt lực lượng bộ binh đi cùng.

Ðánh bom động tác phải dứt khoát, chuẩn xác, phải có tổ cứu hộ sẵn sàng ở phía sau. Khi chiến sĩ đánh bom bị sức ép của bom hất ngã ra sau sẽ ngay lập tức xông ra dìu chiến sĩ đánh bom vào nơi an toàn.

Thông thường người chiến sĩ sẽ hy sinh sau khi bom nổ vì bị sức ép và hơi nóng táp vào người, nhưng cũng có trường hợp cá biệt đánh được nhiều lần. Trong một số tổng kết có nói đến một số chiến sĩ đánh cháy vài xe tăng bằng bom ba càng mà vẫn còn sống.

Các phóng viên ngày đó đã ghi lại được một bức ảnh "cảm tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng địch trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, 12/1946". Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh (tức Nguyễn Văn Lang, anh ruột chiến sĩ cầm bom ba càng) kể lại:

"Người chiến sỹ trong ảnh là anh Nguyễn Văn Thiềng, bí danh Trần Thành Thiềng, sinh năm 1927, tại số nhà 44 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Anh là đoàn viên thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu, đã tốt nghiệp Trường Quân chính Bắc Sơn được biên chế về Tiểu đoàn 212, đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ Bộ Tổng tham mưu.

Ngày 23/12/1946, Pháp cho xe tăng theo đường Bà Triệu tiến đánh trụ sở Bộ Tổng tham mưu của ta, anh Nguyễn Văn Thiềng đã dùng bom ba càng đánh hỏng một xe tăng địch ở ngã tư Bà Triệu – Trần Quốc Toản.

Ngay chiều hôm đó, địch lại cho xe tăng và bộ binh mở cuộc tiến công lớn vào trận địa của ta nhằm tiêu diệt bộ đội chủ lực.

Anh Thiềng tiếp tục đánh bom ba càng nhưng bom không nổ, lính Pháp trên xe tăng bắn liên tiếp về phía anh, anh đã hy sinh ngay trong trận đánh. Thi hài của anh được chôn cất cẩn thận ngay tại sân sau Bộ Tổng tham mưu".

Hình ảnh người chiến sĩ cảm tử ôm bom ba càng chặn đánh xe tăng địch cùng lời thề "cảm tử cho Tổ Quốc quyết sinh" sẽ còn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Nguồn: Thời đại

https://ift.tt/2S4rXGB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét